Lịch Âm

Lịch âm Xem lịch âm Xem lịch âm hôm nay

Lịch âm (âm lịch) hay còn được biết đến với cái tên lịch ta hay nông lịch là một phương pháp tính toán, quy đổi lịch dựa theo quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Lịch Âm Online giúp bạn tra cứu lịch âm hôm nay, lịch âm từng tháng, lịch âm các năm: 2023, 2024, 2025 nhanh chóng, đầy đủ, chính xác nhất!

DƯƠNG LỊCH ÂM LỊCH
Tháng 6 Năm 2023 Tháng 4 Năm 2023 (Quý Mão)
1
Thứ năm
14

Ngày: Canh Dần - Tháng: Đinh Tỵ

Tiết khí: Tiểu mãn

Âm lịch hôm nay ngày 14/4/2023 ngày Thiên Lao Hắc Đạo là NGÀY XẤU. Nhưng việc tốt xấu còn xét trên phương diện tuổi hợp và tốt xấu việc gì. Bởi vậy quý bạn cần xem phần luận giải bên dưới để biết chi tiết ngày tốt xấu!

* Ngày Dương Lịch: 1/6/2023

* Ngày Âm Lịch: 14/4/2023

* Ngày Canh Dần tháng Đinh Tỵ năm Quý Mão

* Ngày Thiên Lao Hắc Đạo: hôm nay âm lịch 14/4/2023 là NGÀY HẮC ĐẠO là NGÀY XẤU. Tuy nhiên, ngày tốt hay xấu còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như XEM TUỔI XUNG NGÀY. Bởi vậy để biết lịch âm hôm nay tốt xấu với việc gì thì quý bạn xem chi tiết bên dưới!

* Click xem chi tiết: ► Lịch âm hôm nay



Ghi chú: Ký hiệu màu đỏ là NGÀY HOÀNG ĐẠO

Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ Nhật
 

 
 

 
 

 
1
Âm - 14/4
Canh Dần
2
Âm - 15/4
Tân Mão
3
Âm - 16/4
Nhâm Thìn
4
Âm - 17/4
Quý Tỵ
5
Âm - 18/4
Giáp Ngọ
6
Âm - 19/4
Ất Mùi
7
Âm - 20/4
Bính Thân
8
Âm - 21/4
Đinh Dậu
9
Âm - 22/4
Mậu Tuất
10
Âm - 23/4
Kỷ Hợi
11
Âm - 24/4
Canh Tý
12
Âm - 25/4
Tân Sửu
13
Âm - 26/4
Nhâm Dần
14
Âm - 27/4
Quý Mão
15
Âm - 28/4
Giáp Thìn
16
Âm - 29/4
Ất Tỵ
17
Âm - 30/4
Bính Ngọ
18
Âm - 1/5
Đinh Mùi
19
Âm - 2/5
Mậu Thân
20
Âm - 3/5
Kỷ Dậu
21
Âm - 4/5
Canh Tuất
22
Âm - 5/5
Tân Hợi
23
Âm - 6/5
Nhâm Tý
24
Âm - 7/5
Quý Sửu
25
Âm - 8/5
Giáp Dần
26
Âm - 9/5
Ất Mão
27
Âm - 10/5
Bính Thìn
28
Âm - 11/5
Đinh Tỵ
29
Âm - 12/5
Mậu Ngọ
30
Âm - 13/5
Kỷ Mùi
 

 
 

 


Lịch âm được tính toán dựa vào chu kỳ chuyển động của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, được các nước phương Đông sử dụng rộng rãi từ bao đời nay. Tuy nhiên âm lịch là gì, có nguồn gốc ra sao, cách tính lịch âm thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Âm lịch (lịch âm) là gì?

  • Âm lịch hay còn được biết đến với cái tên lịch ta hay nông lịch là một phương pháp tính toán, quy đổi lịch dựa theo quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Theo các nhà thiên văn học cho biết, mỗi chu kỳ Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất vừa đúng một tháng và bao gồm khoảng 29 cho đến 30 ngày. Vì vậy người xưa thường tính toán lịch dựa theo tháng Mặt Trăng, 1 năm bình thường là 12 tháng và năm nhuận bao gồm 13 tháng.


Lịch Âm

  • Hàng ngàn năm nay, âm lịch được dùng trong mỗi vụ mùa, chăn nuôi, trồng trọt. Ngoài ra, con người từ xưa đến nay vẫn thường tính toán thời tiết, mùa vụ dựa trên quỹ đạo của Mặt Trăng. 

2 - Nguồn gốc của âm lịch (lịch âm)

2.1 - Sự xuất hiện của lịch âm tại Trung Quốc

  • Theo nhiều tài liệu ghi chép rằng, âm lịch xuất hiện từ thiên niên kỷ đầu tiên TCN và có nguồn gốc từ phương pháp tính ngày của một vị vua Trung Hoa cổ đại. Ban đầu âm lịch được tính dựa theo 60 năm can chi. Đặc biệt cách tính này có lẽ thuộc triều đại nhà Thanh, nhằm giúp tính thời gian tiếp quản triều chính của từng vị vua. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chu kỳ đầu tiên rơi vào năm 2637 Trước Công nguyên và hiện nay đang ở chu kỳ thứ 78.


Lịch Âm

2.2 - Nguồn gốc âm lịch (lịch âm) tại Việt Nam

  • Âm lịch của Việt Nam được bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại vào những năm Bắc thuộc. Thông thường lịch âm Trung Quốc và Việt Nam được tính toán gần giống nhau đều có ngày đầu tiên trong tháng âm lịch được gọi là ngày Sóc. Trải qua bao nhiêu năm, âm lịch Việt Nam cũng có nhiều thay đổi lớn. Âm lịch của Việt Nam không chỉ là công cụ để tính toán ngày giờ, ngày lễ Tết mà còn là dự đoán thời tiết, mùa màng.
  • Từ xa xưa, con người Việt Nam đã biết tận dụng việc tính toán âm lịch dựa theo trăng tròn hay trăng khuyết để biết được tháng đó là tháng đủ hay tháng thiếu. Tháng đủ sẽ là tháng gồm 30 ngày âm lịch và tháng thiếu chỉ bao gồm 29 ngày. Một năm không nhuận sẽ bao gồm 364 hay 365 ngày, trong khi đó năm dương lịch bao gồm 365 ngày, vì vậy sẽ tạo ra sự chênh lệch về ngày tháng giữa lịch âm và lịch dương. Năm nhuận sẽ gồm 13 tháng âm lịch và tháng nhuận sẽ chính là số ngày dư gộp lại của 3 năm, vì vậy mới có chu kỳ 3 năm nhuận 1 năm và năm nhuận sẽ gồm 384 hoặc 385 ngày.

3 - Ý nghĩa của âm lịch (lịch âm)

  • Âm lịch gắn liền với đời sống văn hóa và sinh hoạt của các nước phương Đông từ bao đời nay. Đối với những nước theo đạo Hồi, âm lịch là loại lịch được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Còn tại Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan...thì chủ yếu lại dùng lịch âm dương song song trong công việc và cuộc sống. 
  • Tại Trung Hoa, từ những năm trước Công Nguyên đã ban hành lịch âm hàng năm nhằm giúp dân chúng tính toán vụ mùa hay các ngày lễ lớn. Đặc biệt lịch âm sẽ được nhà vua ban hành hàng năm như một nghi lễ trọng đại và thiêng liêng.


Lịch Âm

  • Âm lịch được sử dụng tại Việt Nam là loại lịch vô cùng quan trọng, không chỉ giúp tính toán những ngày lễ lớn trong năm mà còn giúp con người tính toán vụ mùa, ngày thu hoạch hay xem thời tiết để tiến hành những việc đại sự. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam còn tiến hành những việc đại sự của cuộc đời như xây nhà, cưới hỏi, kinh doanh buôn bán, cúng giỗ....dựa theo lịch âm.

4 - Cách tính năm âm lịch (lịch âm)

  • Tính năm âm lịch dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Mặt Trời, đặc biệt mọi người thường dựa vào chu kỳ trăng tròn, trăng khuyết để có thể tính toán một cách chính xác. Mỗi chu kỳ mặt trăng sẽ rơi vào 29 đến 30 ngày, tháng đủ bao gồm 30 ngày và tháng thiếu thường là 29 ngày.
  • Một năm âm lịch sẽ là 12 lần Mặt Trăng tròn hay khuyết tương đương với 12 tháng. Một năm của lịch âm sẽ rơi vào 354 đến 355 ngày. Hiện nay lịch âm được sử dụng rộng rãi ở các nước Á Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam...
  • Trong năm dương lịch sẽ là 365 ngày, như vậy sự chênh lệch giữa lịch âm và lịch dương sẽ là 10 ngày trong 1 năm, vì vậy 3 năm gộp lại sẽ hình thành đủ 1 tháng. Để thời gian có thể khớp với nhau qua các năm, 3 năm sẽ xuất hiện 1 năm nhuận bao gồm 13 tháng âm lịch. Tháng thứ 13 được gọi là tháng nhuận và năm nhuận sẽ bao gồm 384 hoặc 385 ngày.

5 - Âm lịch (lịch âm) dùng tại Việt Nam qua từng thời đại

Âm lịch đã xuất hiện tại Việt Nam từ bao đời nay và cho đến ngày nay đã có nhiều lần cải biên và thay đổi.

  • Thời Bắc Thuộc: Lúc này nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng loại lịch âm của Trung Hoa.
  • Nhà Ngô đến những năm đầu triều đại nhà Lý (Năm 939-1078): Lịch âm của Trung Hoa.
  • Những năm sau của triều Lý đến nhà Trần (1080-1300): Dựa theo lịch âm của Trung Hoa, Việt Nam ta đã cải biên ra cuốn lịch của đất nước mình.
  • Triều đại nhà Trần, nhà Hồ và nhà Lê (1306-1644): Tiếp tục sử dụng cuốn lịch âm của Trung Hoa.
  • Nhà Trịnh - Nguyễn (1645-1812): Thời gian này, nước ta đã có cuốn lịch âm của riêng mình dựa theo cách tính toán của lịch Đại thống.


Lịch Âm

  • Thời Tây Sơn (1789-1801): Sử dụng cuốn lịch âm của Trung Hoa trong triều đại nhà Thanh.
  • Triều đại nhà Nguyễn và thời kỳ Pháp thuộc (1813-1945): Lịch Hiệp Kỷ, gần giống với lịch âm Trung Hoa.
  • Kháng chiến chống Pháp (1946-1954): Sử dụng lịch Vạn niên của Trung Hoa.
  • Giai đoạn 1955-1975: Sử dụng lịch âm của Việt Nam tuy nhiên 2 miền Nam - Bắc có cách tính toán khác nhau.
  • Từ 1976 đến nay: Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Việt Nam thuộc múi giờ thứ 7, vì vậy chúng ta đã có cuốn lịch âm của riêng mình và khác so với lịch âm Trung Hoa.

6 - Cơ sở tính toán lịch âm (âm lịch) tại Việt Nam

6.1 - Ngày âm lịch (lịch âm)

Một ngày âm lịch cũng bao gồm 24 tiếng giống với dương lịch, tuy nhiên cách tính toán thời gian, khung giờ có phần khác biệt. 1 ngày âm lịch bao gồm 12 khung giờ dựa theo can chi 12 con giáp cụ thể như sau:

  • Giờ Tý: 23 giờ đến 1 giờ
  • Giờ Sửu: 1 giờ đến 3 giờ
  • Giờ Dần: 3 giờ đến 5 giờ
  • Giờ Mão: 5 giờ đến 7 giờ
  • Giờ Thìn: 7 giờ đến 9 giờ
  • Giờ Tỵ: 9 giờ đến 11 giờ
  • Giờ Ngọ: 11 giờ đến 13 giờ
  • Giờ Mùi: 13 giờ đến 15 giờ
  • Giờ Thân: 15 giờ đến 17 giờ
  • Giờ Dậu: 17 giờ đến 19 giờ
  • Giờ Tuất: 19 giờ đến 21 giờ
  • Giờ Hợi: 21 giờ đến 23 giờ

6.2 - Tháng âm lịch và năm âm lịch

  • Ngày đầu tiên trong tháng âm lịch được gọi là ngày Sóc có nghĩa là ngày mùng 1 âm lịch. 1 năm bao gồm 12 điểm Sóc, một tháng cách nhau 1 điểm Sóc, vào ngày này Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng thuộc một đường thẳng.

6.3 - Trung khí và Tiết khí 

  • Một năm âm lịch có 12 Tiết khí và 12 Trung khí bao gồm tiết Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn.
  • Được biết Trung khí dùng để tính ngày giờ còn Tiết khí giúp bà con nông dân xem vụ mùa, dự đoán thời tiết. Ngày tháng trong lịch âm được tính toán dựa vào ngày Sóc và điểm Sóc kết hợp với các Trung khí. 12 Trung khí bắt đầu từ cuối tháng 12 dương lịch năm này đến tháng 12 dương lịch năm sau.
  • Số ngày trong 1 năm âm lịch tính từ điểm Sóc vào ngày Đông Chí năm này đến điểm Sóc của Đông chí năm sau. Nếu số ngày dưới 365 thì năm đó bao gồm 12 tháng âm lịch và nếu trên 365 ngày thì năm đó có 13 tháng âm lịch hay còn được gọi là năm thuận.

7 - Các ngày lễ lớn được tính theo âm lịch (lịch âm) tại Việt Nam

Tại Việt Nam hàng năm có rất nhiều ngày lễ lớn được diễn ra vào các ngày âm lịch. Hầu hết đều là những ngày có ý nghĩa lớn đối với nhân dân Việt Nam hay những ngày lễ kỉ niệm truyền thống gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm giúp mỗi người dân đất Việt nhớ về cội nguồn, gốc rễ.


Lịch Âm

  • Tết Nguyên Đán: Diễn ra từ ngày 1/1 đến ngày 6/1 âm lịch.
  • Tết Nguyên Tiêu: Từ ngày 14 đến ngày 15 tháng Giêng.
  • Tết Thanh Minh: Diễn ra vào đầu tháng 3 âm lịch.
  • Tết Hàn Thực: Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch.
  • Giỗ Tổ Hùng Vương: Ngày 10/3 âm lịch.
  • Tết Đoan Ngọ: Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.
  • Vu Lan Báo Hiếu: Ngày rằm tháng 7 âm lịch.
  • Tết Trung Thu: Diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch.
  • Lễ Ông Công Ông Táo: Ngày 23 tháng Chạp.

8 - Hướng dẫn tra cứu lịch âm hôm nay

Bước 1: Truy cập vào link https://licham.online


Lịch Âm

Bước 2: Click vào mục Lịch Âm Hôm Nay


Lịch Âm

Bước 3: Hệ thống sẽ hiện ra lịch dương và lịch âm ngày hôm nay


Lịch Âm

Ngoài ra khi truy cập vào Licham.Online quý độc giả còn có thể theo dõi lịch âm dương hàng tháng. Chúng tôi đã bôi đỏ những ngày lễ trong tháng hay ngày rằm mùng 1 hàng tháng để quý độc giả có thể thuận tiện trong việc theo dõi, tìm kiếm ngày tháng.


Lịch Âm

Hay có thể tra cứu được ngày hôm đó là ngày tốt hay xấu. Đội ngũ chuyên gia của Licham.Online đã phân tích vô cùng kỹ lưỡng về từng khung giờ trong ngày, từng ngày trong tháng để biết được ngày đó là ngày gì, có nên tiến hành những việc đại sự hay nên tránh làm những việc gì, giúp quý bạn luôn tự tin, an tâm và thoải mái, hướng đến cuộc sống thêm phần tốt đẹp, tươi sáng và thành công.


Lịch Âm


Ngày lễ âm lịch

Sự kiện chính trong nước

Sự kiện chính nước ngoài