Chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc

Chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc là một trong những sự kiện lịch sử vẻ vang và hào hùng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc diễn ra vào thời gian nào, có bối cảnh lịch sử và diễn biến ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc

  • Chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc còn được biết đến với tên gọi Chiến tranh biên giới 1979 hay Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979, đây là một cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra vào ngày 17/2/1979. Tuy nhiên đến ngày 18/3/1979, quân ta đại thắng buộc Trung Quốc phải rút quân về hoàn toàn.
  • Cuộc chiến kết thúc cũng là lúc toàn quân toàn dân ta tổn thất nặng nề về người và của, biết bao chiến sĩ, quân dân đã anh dũng hi sih trên chiến trường đẫm máu, biết bao làng mạc bị phá hủy, san bằng, biết bao người vợ mất chồng, người con mất cha, nỗi đau này có lẽ không thể nào quên. 

  • Ngày 16/3/1979, phía Trung Quốc đầu hàng và tuyên bố sẽ rút toàn bộ quân về nhưng sau đó vẫn tiếp tục đánh chiếm Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số vùng phía Bắc. Cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn kết thúc cho đến năm 1991 Liên Xô tan rã, mối quan hệ giữa Việt - Trung bắt đầu trở lại bình thường.

2 - Bối cảnh lịch sử

  • Trong những năm 70, chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam phần nào khiến mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc bị tác động không nhỏ. Tuy nhiên quan hệ Việt Nam - Liên Xô lại càng được bền chặt hơn, đồng thời khiến Trung Quốc càng cảm thấy Việt Nam trở nên cái gai trong mắt. 
  • Ngày 3/11/1978 sau bản Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác của Việt Nam và Liên Xô được ký kết khiến Trung Quốc đã coi Việt Nam là kẻ thù không cùng chiến tuyến do những bất đồng với Liên Xô trước đó. Cộng với việc Việt Nam hỗ trợ Campuchia đánh đuổi quân Pôn Pốt càng làm mối quan hệ Việt - Trung trở nên tồi tệ hơn.

  • Trong nhiều năm về trước, khi Việt Nam vẫn còn đang phải đối mặt với thù trong giặc ngoài thì Trung Quốc cũng nhiều lần có âm mưu chiếm đánh nước ta. Giai đoạn 1975-1978, Trung Quốc luôn khiêu khích, gây sự và lấn chiếm biên giới nước ta, và ép buộc nhân dân Hoa kiều tại Việt Nam trở về nước. Sau đó vu khống Việt Nam có những hành vi không chuẩn mực đối với nhân dân Hoa Kiều, khiến phía Trung Quốc không thể để yên. Bắt đầu từ năm 1978, Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ trên vùng biên giới phía Bắc và luôn tung tin Việt Nam có ý đồ xâm chiếm đất đai vì thế họ phải đấu tranh. 
  • Tháng 8/1978, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về lực lượng, vũ trang và những vũ khí chiến đấu tối tân nhất như xe tăng, xe bọc thép, pháo, máy bay và tàu chiến để uy hiếp, đe dọa Việt Nam.

3 - Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam

  • Sáng sớm ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã dẫn quân tiến sang khu vực biên giới phía Bắc từ Pò Hèn cho đến Pa Nậm Cúm. Mục đích chính của Trung Quốc lúc này đó là hỗ trợ, giúp đỡ tàn quân Pôn Pốt với hi vọng chúng có thể vực lại để làm tay sai cho Trung Quốc. Đồng thời thời gian đó Trung Quốc đang nhận được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ trong việc xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá.
  • Việt Nam ta vừa trải qua những năm kháng chiến vô cùng cam go, khốc liệt để đánh đuổi đế quốc Mỹ cùng đội quân Pôn Pốt nên phần nào lực lượng cũng bị suy yếu. Việc Trung Quốc tấn công vào thời điểm này sẽ giáng một đòn quyết định đối với quân ta, khiến quốc phòng, kinh tế của ta sụp đổ hoàn toàn. Ngoài ra mục đích chính của chúng đó là dò xét phản ứng bên phía Liên Xô và các nước trên thế giới.

  • Giai đoạn 1978-1979 quả thực là khoảng thời gian căng thẳng đối với quân và dân ta khi vừa phải chiến đấu với quân Pôn Pốt khu vực biên giới Tây Nam, vừa phải gồng mình chiến đấu trên biên giới phía Bắc để toàn vẹn lãnh thổ. Tháng 7/1978, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiệm vụ cấp bách nhất lúc này đó là tập trung lực lượng để bảo vệ 2 vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc. 
  • Quân và dân ta đã thấm nhuần những đường lối, chính sách của Đảng đó là nắm rõ tình hình, kế hoạch, mục tiêu của địch, chớp lấy thời cơ để tiến hành phản công, rút ngắn thời gian chiến đấu, bảo toàn lực lượng. Đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng về lực lượng, phòng thủ, căn cứ chiến đấu, vũ khí và phương tiện chiến đấu và luôn trong tư thế sẵn sàng nhận lệnh.

4 - Chiến thắng lịch sử của quân và dân ta

  • Trong những ngày Trung Quốc xâm lược nước ta từ 17/2/1979 cho đến 18/3/1979, quân và dân ta đã khẳng định cho Trung Quốc biết được sức mạnh và ý chí chiến đấu của Việt Nam. 
  • Tại Lạng Sơn chúng dẫn quân cùng 160 xe tăng, xe bọc thép, 350 pháo cơ giới tiến đánh bản Chắt, Chi Ma, Ba Sơn, Tân Thanh, Tân Yên. Trên phía Cao Bằng chúng tiến vào Thông Nông, Hà Quảng, Phục Hòa, Đông Khê được trang bị 225 xe tăng, 300 pháo cơ. Trên mặt trận Hoàng Liên Sơn tập trung đánh vào Lào Cai, Cam Đường, Mường Khương, Bản Phiệt, Phố Lu với 2 quân đoàn, 10 xe tăng và 450 pháo cơ. Tại Lai Châu, chúng tiến đánh vào Pa Nậm Cúm, Nậm Cáy, Nâm Xe, Phong Thổ. Tại Hà Tuyên chúng dẫn quân vào Thanh Thủy, Đồng Văn, Mèo Vạc và cuối cùng tại Quảng Ninh, mục tiêu nhắm tới của chúng là Than Phán và Cao Ba Lanh. Trung Quốc với lực lượng quân sự đông, được trang bị nhiều vũ khí nên chúng tập kích nhiều điểm, nhiều căn cứ để khiến quân ta không kịp trở tay. Tuy nhiên mọi kế hoạch của chúng đã bị quân ra đoán ra từ trước nên đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để kịp thời ứng phó.

  • Toàn quân và dân ta một lòng đoàn kết, có ý chí kiên cường bất khuất, quyết tâm không để quân địch lấy được 1 tấc đất. Trải qua gần 20 ngày đêm anh dũng chiến đấu, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy sáng suốt, tài tình của Đảng và Nhà nước, quân ta đã liên tục đánh bại các đội quân của Trung Quốc trên các mặt trận khiên Trung Quốc buộc phải đầu hàng và rút quân về từ ngày 5/3/1979.
  • Tuy nhiên, một mặt chúng đồng ý rút quân, mặt khác trên đường về nước vẫn luôn nhăm nhe chiếm đánh nước ta một lần nữa, vì vậy liên tục đánh phá gây tổn thất nặng nề về người và của. Cho đến ngày 18/3/1979, phần lớn các đội quân của Trung Quốc đã rút quân về nước, song thời gian sau chúng vẫn tiếp tục đóng chiếm một số cơ sở ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và liên tục tìm cớ gây sự để có lý do xâm lược nước ta.
  • Trong những năm 1984 đến 1989, Trung Quốc dẫn quân tiến đánh vùng biên giới Vị Xuyên - Hà Giang khiến tình hình chiến sự ở nơi đây vô cùng căng thẳng, đất nước tuyên bố độc lập chưa được bao lâu thì tiếp tục phải đối mặt với những kẻ có ý đồ xâm chiếm đất đai. Trong thời gian này, có hơn 4000 bộ đội Việt Nam, hàng nghìn nhân dân vô tội thương vong.
  • Bên phía Trung Quốc cũng thiệt hại không hề nhỏ khi quân ta tiêu giệt tòan bộ 3 Trung đoàn, 18 tiểu đoàn, phá hỏng 550 xe quân sự và hàng trăm khẩu pháo của chúng, đây là bài học đắt giá khi Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam.

5 - Ý nghĩa chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc

  • Chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc đã đánh dấu mốc son huy hoàng của dân tộc Việt Nam, khẳng định được sức mạnh, trí tuệ, ý chí chiến đấu của toàn Đảng, toàn dân và nhân dân vùng biên giới phía Bắc. Đồng thời mở ra một con đường mới, lối đi mới, tất cả toàn quân, toàn dân cùng hướng về Tổ quốc, cùng đứng lên đấu tranh để giành lại chủ quyền dân tộc, thống nhất đất nước, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
  • Hơn nữa chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc cho thấy Việt Nam dù là một đất nước nhỏ bé, nhưng tinh thần chiến đấu thì không hề nhỏ, không hề thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thể hiện được lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu, kiên cường bất khuất của toàn quân và dân. Có lẽ sức mạnh lớn nhất của dân tộc là sự đoàn kết, sắt son một lòng với Đảng và nhà nước chính là nguyên nhân dẫn đến những chiến công vang dội của dân tộc Việt Nam.

  • Chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc còn cho thấy niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, sự trung thành với Đảng và Nhà nước, luôn nhắc nhở toàn dân sống và làm việc theo chủ trương của Đảng, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thúc đẩy các thế hệ mai sau cần học tập, noi theo tấm gương của những thế hệ đi trước, không ngừng nỗ lực, cố gắng để xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, vững bền để không phụ lòng những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, giành lại độc lập tự do, để chúng ta cho được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và ấm no.
  • Ngoài ra, còn khẳng định được một chân lý, chỉ cần các quốc gia đang bị áp bức, xiềng xích luôn đoàn kết một lòng, có ý chí chiến đấu, lòng yêu nước cùng những sách lược đúng đắn thì chắc chắn sẽ giành được độc lập, tự do. Chiến thắng này góp phần lớn vào việc cổ vũ, khích lệ, động viên các quốc gia trên thế giới đứng lên đấu tranh để giành lại tự do, hướng đến một thế giới hòa bình và văn minh.

6 - Bài học kinh nghiệm

  • Các cán bộ, quân dân vùng biên giới phía Bắc đã thấm nhuần những tư tưởng, đường lối của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đó là biết nắm bắt tình hình, hiểu rõ địch, biết tận dụng thời cơ hợp lý để vùng lên. Đồng thời chiến tranh biên giới Việt - Trung thắng lợi nhờ vào quân và dân ta luôn nhạy bén trong phân tích, nâng cao sự cảnh giác, đồng thời cần có kế hoạch, sách lược rõ ràng, chuẩn bị tốt về lực lượng, vũ trang và tinh thần, quyết tâm bảo vệ vùng biên giới của Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ.
  • Chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc nhờ vào tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước thương dân, ý chí chiến đấu anh dũng của quân và dân, những đường lối sáng suốt của Đảng, đồng thời khát khao giành độc lập, tự do cũng khiến tinh thần, sức mạnh của quân và dân được tăng lên gấp bội.
  • Ngoài ta chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc đã cho thấy Đảng ta đã biết vận dụng, kết hợp các hình thức đấu tranh, giữa chính trị và vũ trang, điều này khiến quân địch trở tay không kịp và buộc phải đầu hàng. Ngoài ra, các cán bộ cần biết phát huy trách nhiệm, vai trò, tích cực vận động nhân dân tham gia kháng chiến, truyền bá những tư tưởng, đường lối cách mạng cho quân và dân, tạo niềm tin cho nhân dân và một lòng trung thành với Đảng với cách mạng Việt Nam.
  • Trong những năm xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước cần kết hợp giữa việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao quốc phòng, tăng cường an ninh biên giới, thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao, tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới, đẩy mạnh tình cảm giữa 2 nước Việt - Trung. Đồng thời luôn tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh và vững bền.

7 - Kết luận

  • Chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam, gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước. Đây là ngày mỗi người dân không khỏi tự hào, xúc động về dân tộc, đất nước, con người Việt Nam qua từng thời đại. Đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta luôn cố gắng, phấn đấu để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ