Hội chợ Viềng (Nam Định)

Hội chợ Viềng Nam Định là phiên chợ đầu năm của Nam Định diễn ra vào đêm mùng 7 và ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên nguồn gốc hội chợ Viềng thế nào, được tổ chức ở đâu, có gì hấp dẫn thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Chợ Viềng ở đâu?

Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.

  • Chợ Viềng ở Phù Dầy, Vụ Bản, Nam Định là hội chợ lớn nhất, còn được biết đến với tên gọi chợ Viềng Phủ.
  • Chợ Viềng gần chùa Bi, Nam Trực, Nam Định, còn được biết đến với tên Viềng Chùa.
  • Chợ Viềng ở xã Mỹ Trung, Mỹ Lộc, Nam Định, tuy nhiên hiện nay ở nơi đây đã không tổ chức hội chợ Viềng nữa.
  • Chợ Viềng ở thôn Hải Lăng, xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nam Định hay còn được biết đến với tên Viềng Làng.

2 - Hội chợ Viềng diễn ra vào thời gian nào?

  • Hội chợ Viềng Nam Định nổi tiếng khắp cả nước bởi sự náo nhiệt, đông đúc và nhộn nhịp của nó vào dịp đầu xuân năm mới. Đặc biệt hội chợ Viềng chỉ tổ chức 1 năm 1 lần vào đêm mùng 7 và ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Mặc dù Nam Định có 4 hội chợ Viềng, tuy nhiên chỉ có chợ Viềng Nam Trực và chợ Viềng Vụ Bản nhận được sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương bởi quy mô và sự hoành tráng của nó.

  • Chợ Viềng là hội chợ Xuân lớn nhất của Nam Định vì vậy từ đêm mùng 7 tại nơi đây đã tấp nập tiếng cười nói của du khách, của người bán hàng và người du xuân. Điểm đặc biệt nhất tại hội chợ Viềng là không mặc cả vào dịp đầu năm bởi ai ai cũng quan niệm rằng việc mua bán đầu năm đem lại may mắn và hạnh phúc.

3 - Lễ hội chợ Viềng Nam Định

  • Trước đây hội chợ Viềng Nam Trực được biết đến với cái tên chợ Viềng Chùa bởi có vị trí gần chùa Đại Bi, một ngôi chùa vô cùng linh thiêng và có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chợ Viềng Vụ Bản hay chợ Viềng Phủ được cho là hội chính của chợ Viềng bởi nơi đây thu hút đông đảo du khách nhất trong 4 hội chợ Viềng.
  • Bên cạnh việc mua bán nhộn nhịp, tấp nập với sự đa dạng, phong phú về các mặt hàng. Tại các hội chợ Viềng còn tổ chức những trò chơi dân gian, những tiết mục văn nghệ đặc sắc, đây có lẽ là điểm nhấn quan trọng tạo nên sức hút cho hội chợ Xuân. Những trò chơi tại nơi đây bao gồm đánh cờ, đánh đu, tổ tôm, cờ người, cờ tướng, đấu vật, múa rối cạn, xin chữ, nặn tò he... Vì vậy hội chợ Viềng không chỉ là địa điểm du xuân của người lớn mà được trẻ em vô cùng thích thú.

  • Đến với hội chợ Viềng, du khách còn có cơ hội tham quan, hành hương tại những ngôi đền cổ kính, linh thiêng, cầu cho một năm may mắn, mưa thuận gió hòa, bình an, mạnh khỏe. Tại chợ Viềng có bán đầy đủ tất cả những mặt hàng từ trang sức lưu niệm, vật phẩm cầu may, đồ handmade, đồ thủ công, đồ gỗ, đồ gốm sứ, thực phẩm hay món đặc sản tại quê hương Nam Định.

4 - Nguồn gốc hội chợ Viềng

  • Theo truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia trên đường tiến quân đến Nam Giang, 2 vị tướng đã có dịp ghé qua làng Vân Tràng, nơi có truyền thống lâu đời về nghề rèn thủ công. Người dân nơi đây đã rèn giúp 2 vị tướng móng ngựa và binh phí, góp phần vào chiến thắng hào hùng của dân tộc.
  • Sau khi thắng trận trở về, người dân các nơi mang trâu bò đến làng Vân Tràng để liên hoan, cũng như ca ngợi công lao của những người làm binh khí tại làng nghề truyền thống. Tiệc ăn mừng này diễn ra đúng vào đêm mùng 8, sáng mùng 8. Từ đó trở đi, hàng năm người dân Nam trực đã tổ chức hội Xuân để ghi nhớ công lao của 2 vị tướng. Ngoài ra, hội chợ Viềng còn bán trâu, bò để người dân hòa mình vào không khí chiến thắng năm xưa, vì vậy hầu hết mọi người đi chợ Viềng đầu năm đều mua thịt trâu bò về nhà liên hoan. 

  • Tên gọi chợ Viềng còn gắn liền với ý nghĩa sum vầy, đoàn viên, vì vậy mỗi hội chợ Viềng đều thu hút được đông đảo du khách thập phương đến đây chung vui, hòa mình vào không khí náo nhiệt, đầm ấm nơi đây.

5 - Ý nghĩa hội chợ Viềng

  • Chợ Viềng Nam Định là không chỉ là nơi du xuân, trẩy hội mà còn đem đến cho du khách thập phương những trải nghiệm thú vị, hữu ích với những làng nghề truyền thống, tôn vinh những văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam, đồng thời quảng bá hình ảnh đẹp của Nam Định đến với mọi miền Tổ quốc.
  • Khu vực tổ chức hội chợ Viềng là những đền chùa miếu phủ như lăng Mẫu, đến Vua, chùa Long Vân, chùa Cao, Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, đỉnh ông Khổng...đều là những nơi vô cùng linh thiêng, du khách có thể đến để dâng hương, lễ đầu năm cầu cho một năm được bình an, may mắn và thành công.

6 - Hội chợ Viềng Nam Định có gì đặc sắc?

  • Hội chợ Viềng tổ chức vào dịp đầu năm để nhân dân Nam Định và du khách thập phương có thể đến đây du xuân, trẩy hội, đồng thời còn là dịp để mọi người mua vật phẩm may mắn, đi cúng lễ, dâng hương tại những ngôi chùa gần đó với hi vọng cả năm được bình an, hạnh phúc và đời đời ấm no.
  • Hội chợ Viềng chỉ bao gồm những món ăn nhẹ, những món đồ thủ công của làng nghề truyền thống mà ít khi xuất hiện những thực phẩm hay đồ dùng sinh hoạt. Ngoài ra đến đây, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng những cây cảnh, bonsai với đa dạng về chủng loại, màu sắc, học hỏi thêm kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi.

  • Mặc dù chỉ tổ chức trong vòng 1 ngày, song tại đây có vô vàn những gian hàng hấp dẫn. Đến nơi đây du khách không chỉ được du xuân, tham gia trò chơi dân gian, đón xem những tiết mục văn nghệ mà khi về còn có thể mua rất nhiều món quà tặng hấp dẫn như đồ thủ công, những món ăn đặc sản của quê hương Nam Định.
  • Nhiều người quan niệm rằng, đến hội chợ Viềng để cầu duyên là vô cùng linh thiêng, những người độc thân đến đây sẽ tìm được nửa kia ưng ý, những đôi trai gái yêu nhau đến chung với nhau sẽ có một tình yêu đẹp, vĩnh cửu và bền lâu. Vì vậy hội chợ Viềng đầu năm là điểm đến lý tưởng của giới trẻ trên khắp mọi miền Tổ quốc.

7 - Nên mua gì tại chợ Viềng vào dịp đầu năm?

  • Hội chợ Viềng có rất nhiều gian hàng bán những vật dụng của nhà nông như quang gánh, liềm, cuốc, xẻng... Vì vậy những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, những hộ nông dân, trồng trọt, chăn nuôi đều đến đây để mua những nông cụ với hi vọng mùa màng bội thu, cuộc sống dư giả, sung  túc.
  • Tại đây còn bán những loài cây cảnh, cây phong thủy, những món đồ thủ công mang ý nghĩa may mắn, tài lộc. Hiện nay việc trồng cây phong thủy hợp tuổi, hợp mệnh hay trang trí những món đồ phong thủy đã không còn qúa xa lạ. Vậy nên rất nhiều người mua cây phong thủy đầu năm để mong cả năm được bình an, may mắn.

  • Thịt trâu, thịt bò được bán tại chợ Viềng gắn liền với chiến thắng Nam Giang. Đồng thời hàng năm tại nơi đây vẫn diễn ra nghi lễ tế trâu, tế bò, vì vậy việc mua thịt trâu, bò đồng nghĩa với việc luôn được Thành Hoàng và Mẫu Liễu Hạnh phù hộ, che chở.
  • Hay mỗi người, mỗi nhà có thể đến đây để tìm kiếm những bức tranh, những đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo, đặc sắc để về trang trí nhà cửa với sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu.

8 - Những lưu ý khi đi hội chợ Viềng

Khi đi chợ Viềng du khách hay lưu ý những điều sau đây để có một chuyến đi thuận lợi, suôn sẻ và thành công.

  • Việc trao đổi hàng hoá, mua bán tại chợ Viềng dịp đầu năm không nên mặc cả, bởi như vậy được cho là sẽ khiến vận may bị ảnh hưởng. Đồng thời các thương nhân ở đây đã điều chỉnh mức giá phù hợp, nên du khách không phải lo về vấn nạn chặt chém giá cả.
  • Hội chợ Viềng với đông đảo du khách thập phương tham dự, đôi khi sẽ xảy ra những tệ nạn xấu như móc túi, cướp giật, vì vậy du khách hãy tự bảo quản hành lý, tư trang của mình cẩn thận.
  • Những du khách phương xa đến đây nên mang đầy đủ giấy tờ tùy thân và tiền tiêu, vui chơi.
  • Khách nơi khác đến chợ Viềng nên đặt trước chỗ gửi xe hay chỗ ngủ nghỉ để tránh việc quá tải, hết phòng, không còn chỗ nghỉ ngơi.
  • Nếu đến chợ Viềng và có dự định đi thăm quan, dâng hương tại đền, chùa, du khách nên mặc trang phục kín đáo, chỉnh tề.

9 - Kết luận

  • Chợ Viềng là một trong những hội chợ lớn, hoành tráng nhất tại Nam Định vào những ngày đầu xuân năm mới. Đây là dịp để du khách thập phương đến với vùng đất Nam Định, có thể trải nghiệm những văn hóa truyền thống của Nam Định, đồng thời được tham gia vào những hoạt động thú vị và bổ ích tại nơi đây.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về hội chợ Viềng Nam Định. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ