Hội kéo ngựa gỗ (Hải Phòng)

Lễ hội kéo ngựa gỗ Hoàng Châu là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và độc đáo được tổ chức hàng năm tại đình Hoàng Châu, xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng. Tuy nhiên nguồn gốc hình thành lễ hội kéo ngựa gỗ thế nào, có ý nghĩa ra sao, bao gồm những hoạt động nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Lễ hội kéo ngựa gỗ 

  • Lễ hội kéo ngựa gỗ được biết đến với tên gọi lễ hội Xa Mã hay hội thi kéo xe ngựa Hoàng Châu, là lễ hội truyền thống lớn và đặc sắc nhất tại đình Hoàng Châu, xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. 

1.1 - Lịch sử lễ hội kéo ngựa gỗ

  • Lễ hội kéo ngựa gỗ là lễ hội truyền thống gắn liền với lịch sử của người dân Hoàng Châu từ thời phong kiến. Được biết lễ hội xuất hiện từ hơn 300 năm về trước với những nghi lễ được gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày hôm nay. Hàng năm nhân dân Hoàng Châu cùng nhau tổ chức lễ hội kéo ngựa gỗ, rước kiệu nhằm tưởng nhớ đến công lao của Thành hoàng Đô Nguyên Soái Tuyên Nghi Chi thần, Phó Nguyên Soái Duy Bùi chi thần, cùng các vị thần linh và Đế Thích tiên đình Liễu Hạnh công chúa, bà đã có công lớn trong việc xây dựng, gìn giữ non sông.
  • Tại đình Hoàng Châu còn lưu giữ nhiều ấn phẩm có giá trị văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng tâm linh. Trước đây, lễ hội kéo ngựa gỗ được dân làng tổ chức vào những năm bão lũ, gió to sóng lớn nhằm cầu mong các vị thần linh chở che, cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng để ngư dân biển đảo được bình an, may mắn, yên tâm đánh bắt.

1.2 - Ý nghĩa lễ hội kéo ngựa gỗ

  • Lễ hội kéo ngựa gỗ Hoàng Châu từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là việc làm thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", bày tỏ lòng thành kính biết ơn của người dân làng Hoàng Châu đến Đế Thích tiên đình Liễu Hạnh công chúa, người có công khai sinh ra làng và những vị anh hùng dân tộc đã hi sinh để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, đất nước. Ngoài ra, việc cúng lễ tại đình Hoàng Châu còn giúp mọi người, mọi nhà cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, đời đời no ấm.
  • Tổ chức lễ hội kéo ngựa gỗ là việc làm tôn vinh những giá trị văn hóa, tâm linh của con người Việt Nam, đồng thời giúp gìn giữ, phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp của nhân dân Hoàng Châu và người dân đất Việt. Ngoài ra, lễ hội kéo ngựa gỗ còn là dịp để quảng bá những hình ảnh đẹp, những danh lam thắng cảnh, những giá trị truyền thống, tín ngưỡng của Việt Nam đến với thế giới.
  • Lễ hội Xa Mã được tổ chức mỗi năm một lần sẽ là điểm hẹn tâm linh lý tưởng cho nhân dân Hải Phòng và du khách thập phương đến tham gia, hòa chung vào không khí vui tươi và được trải nghiệm những nghi lễ, những trò chơi độc đáo và những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc Việt.

2 - Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội kéo ngựa gỗ

  • Lễ hội kéo ngựa gỗ diễn ra vào ngày 10 tháng 6 âm lịch hàng năm và được tổ chức trong vòng 3 ngày. Ngày 10 tháng 6 âm lịch là ngày khai hội, chính thức bắt đầu những nghi lễ trang trọng và thiêng liêng, sau nghi lễ chính người dân sẽ được tiến vào dâng hương, hành lễ. Tuy nhiên trước đó nhiều ngày, người dân địa phương đã chuẩn bị tất cả mọi thứ để buổi lễ được diễn ra thành công, tốt đẹp.

  • Đình Hoàng Châu tại xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng là nơi tổ chức lễ hội kéo ngựa gỗ với sự tham gia đông đảo của người dân địa phương và du khách trên mọi miền Tổ quốc. Ngoài những nghi lễ độc đáo, hấp dẫn, một trong những điểm thu hút của lễ hội chính là phần lễ kéo ngựa gỗ (Xa mã) của nhân dân Giáp Đoài và Giáp Đông.

3 - Các hoạt động tại lễ hội kéo ngựa gỗ

3.1 - Phần lễ

  • Những nghi thức tại phần lễ của hội kéo ngựa gỗ Hoàng Châu bao gồm: Tế cáo yết, tế chính và tế an vị được tiến hành từ sáng ngày mùng 10 tháng 6 âm lịch tại đình làng Hoàng Châu. Lễ vật dâng lên Thành hoàng và thần linh bao gồm xôi trắng, trái cây, bánh kẹo, đặc sản quê hương...được bày biện, trang trí đẹp đẽ, bắt mắt. 
  • Tất cả người dân trong làng và du khách cùng làm lễ để cầu cho một năm được bình an, hạnh phúc, gia đạo êm ấm, đắc tài đắc lộc và vạn sự hanh thông.

3.2 - Phần hội

  • Một trong những nghi thức độc đáo nhất trong lễ hội là rước kiệu và Xa Mã. Ngay sau khi tiến hành các lễ cúng bái tại đình Hoàng Châu, các vị trưởng lão và người trong đoàn tế cùng mặc lễ phục tiến hành rước kiệu bay quay đình và làng Hoàng Châu.
  • Tiết mục được nhiều người đón chờ nhất đó là Xa Mã hay cuộc thi kéo ngựa gỗ được thi đấu bởi 2 đội giáp Đông và giáp Đoài. Ngựa gỗ được làm bằng gỗ với phần dưới là khung với 4 bánh xe nâng đỡ ngựa gỗ được trang trí đẹp mắt. Mỗi đội bao gồm 12 đến 15 thành viên mặc lễ phục của làng phối hợp cùng nhau để di chuyển và điều khiển ngựa gỗ sao cho chạy được 3 vòng và không vi phạm bất kỳ luật nào được đưa ra như chạm vạch, làm thương ngựa gỗ... Đây là phần thi hấp dẫn, náo nhiệt với những tiếng cổ vũ, hò reo, tiếng trống, tiếng chiêng giòn giã thể hiện được những trang sử hào hùng của dân tộc.
  • Ngoài ra, người dân địa phương và du khách còn được hòa mình vào không khí vui tươi, náo nhiệt với những chương trình văn nghệ, ca múa nhạc và các trò chơi dân gian đan lưới, thi bắt vịt, chọi gà...

4 - Những điều lưu ý khi tham gia lễ hội kéo ngựa gỗ

Khi đến tham gia lễ hội Xa Mã kéo ngựa gỗ mọi người nên lưu ý những điều sau để có một chuyến đi thuận lợi và suôn sẻ.

  • Lễ hội Xa Mã kéo ngựa gỗ là lễ hội vô cùng trang trọng, linh thiêng, vì vậy khi đến tham gia lễ hội, dâng hương, du khách nên mặc trang phục kín đáo, trang nhã, tránh mặc những trang phục lòe loẹt, hở hang.
  • Để có thể tham gia vào những nghi lễ, những hoạt động tại lễ hội Xa Mã kéo ngựa gỗ trọn vẹn nên lựa chọn giày dép thoải mái, tránh bị đau chân.
  • Nên chuẩn bị vật phẩm cúng lễ trước để tránh việc thiếu sót hay gặp phải vấn nạn chặt chém giá cả.
  • Vào mùa hội chính, lễ hội Xa Mã kéo ngựa gỗ thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, vì vậy du khách nên tự bảo quản tư trang của mình để tránh việc thất thoát tài sản.
  • Tránh nói những điều tục tĩu, mạo phạm thần linh.
  • Nên đem theo máy ảnh, điện thoại thông minh để có thể ghi lại những hình ảnh, những khoảnh khắc ấn tượng tại lễ hội Xa Mã.

5 - Kết luận

  • Lễ hội kéo ngựa gỗ từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của ngư dân vùng biển Cát Hải, Hải Phòng. Lễ hội không chỉ tôn vinh những giá trị văn hóa, tâm linh mà còn đề cao lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam. Đồng thời nhắc nhở mỗi thế hệ mai sau cần biết gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc, những truyền thống quý báu của đất nước ta.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp qúy độc giả có thêm kiến thức về lễ hội kéo ngựa gỗ. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ