Hội Lim (Tiên Du - Bắc Ninh)

Hội Lim là một trong những lễ hội truyền thống hoành tráng và quy mô nhất vùng Kinh Bắc. Tuy nhiên hội Lim diễn ra khi nào, có nguồn gốc ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Giới thiệu về hội Lim

1.1 - Hội Lim thờ ai?

  • Lễ hội Lim tại Bắc Ninh là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa của vùng Kinh Bắc. Người dân nơi đây đã lập đền thờ ông Hiếu Trung Hầu, ông tổ của Quan họ Bắc Ninh.

1.2 - Thời gian diễn ra hội Lim

  • Hội Lim là lễ hội truyền thống của vùng Kinh Bắc được tổ chức hàng năm vào thời gian từ mùng 9 đến 14 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên hội chính sẽ rơi vào ngày 13 tháng Giêng, lúc này sẽ diễn ra những nghi lễ quan trọng và những chương trình văn nghệ vô cùng đặc sắc.

1.3 - Địa điểm tổ chức hội Lim

  • Hội Lim được cho là lễ hội ngày Tết lớn nhất của Bắc Ninh, nơi đây không chỉ nổi tiếng với những làn điệu quan họ, những màn trình diễn hấp dẫn mà còn là truyền thống, kết tinh của văn hóa dân tộc. Hàng năm hội Lim được tổ chức tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh với sự tham gia của 3 xã Nội Duệ, Liên Bão và thị trấn Lim.

2 - Hội Lim Bắc Ninh

2.1 - Nguồn gốc hình thành 

  • Xưa kia vùng Kinh Bắc được biết đến là nơi gắn liền với những làn điệu dân ca, những nét văn hóa truyền thống đặc sắc và một trong những lễ hội nổi tiếng nhất tại nơi đây là hội Lim tại Tiên Du, Bắc Ninh. Hội Lim xuất hiện từ bao đời nay với những chương trình văn nghệ hấp dẫn cùng dân ca Quan họ đã trở thành di sản văn hóa của vùng Kinh Bắc.
  • Từ thế kỷ 18, hội Lim đã xuất hiện tại hội hàng tổng. Lúc ấy, quan trấn thủ xứ Thanh Hóa là Nguyễn Đình Diễn đã nguyện dâng hiến hết tất cả tài sản của mình để sửa sang lại đình chùa ở tổng Nội Duệ để gìn giữ những vẻ đẹp trong văn hóa, truyền thống của nơi đây. Bởi Nội Duệ, Kinh Bắc là quê hương của ông, vì vậy ông không muốn những vẻ đẹp của quê hương dần bị mai một theo năm tháng. 

  • Khi ông qua đời, nhân dân Nội Duệ đã lập đền thờ để tưởng nhớ đến những công ơn của ông dành cho tổng Nội Duệ và tôn thờ ôg là hậu Phật hàng tổng. Từ đó trở đi hội Lim đã trở thành một lễ hội lớn, dù trải qua biết bao thời đại nhưng nó vẫn giữ nguyên được trạng thái và những vẻ đẹp vốn có. Ngày 13 tháng Giêng là ngày mà người dân tổng Nội Duệ tế lễ hậu thần cầu cho mưa thuận gió hòa, dân chúng no ấm và cũng là ngày diễn ra lễ hội Lim.

2.2 - Ý nghĩa của hội Lim

  • Lễ hội Lim không chỉ là lễ hội truyền thống nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh nhằm tưởng nhớ đến công lao của hậu Phật hàng tổng và ông tổ làng Quan họ Hiếu Trung Hầu mà còn là một lễ hội nhằm gìn giữ, phát huy những nét đẹp của dân ca Quan họ, những giá trị văn hóa của vùng Kinh Bắc.

  • Đến với hội Lim, du khách sẽ được hòa mình vào không khí nhộn nhịp, tươi vui với những nghi lễ hoành tráng, ghi đậm dấu ấn truyền thống dân tộc, đồng thời có thêm kiến thức về những làn điệu dân ca Quan họ, những dòng nhạc trữ tình của quê hương Bắc Ninh. Bên cạnh đó, hội Lim còn là dịp tôn vinh, quảng bá văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam ra thế giới.

3 - Nghi thức lễ hội Lim

3.1 - Phần lễ

  • Vào sáng ngày 13 tháng Giêng âm lịch, tại hội Lim sẽ có phần lễ rước. Những người dân của thị trấn Lim cùng nhau diện những bộ lễ phục truyền thống của quê hương Bắc Ninh tham gia vào đoàn rước. Sau đó, các vị trưởng lão của tổng Nội Duệ họp mặt tại lăng Hồng Vân tiến hành tế lễ hậu thần và biểu diễn những làn điệu quan họ tôn vinh, tưởng nhớ công lao của ông tổ làng quan họ.

3.2 - Phần hội

  • Sau khi kết thúc những nghi lễ tế thần, người dân và du khách cùng hòa mình vào không khí tươi vui của các trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Hay được thưởng thức những tiết mục đặc sắc trong phần hát hội, điểm cuốn hút nhất tại hội Lim. Tại đây, người dân Bắc Ninh và các nghệ sĩ sẽ trổ tài ca hát với những câu hát mời trầu, hát gọi đò, và những khúc hát truyền thống, thấm đậm tình quê của vùng Kinh Bắc.
  • Lúc này có lẽ mọi ánh nhìn sẽ hướng về hồ nước cạnh cánh đồng làng Lim, bởi nơi đây diễn ra tiết mục hát quan họ trên thuyền với sự xuất hiện của những liền anh, liền chị. Trước ngày 13 tháng Giêng, tại hội Lim sẽ tổ chức cuộc thi hát quan họ với sự tham gia của các làng. Mỗi làng đều cử những đại diện xuất sắc nhất để tham gia cuộc thi, cất cao tiếng hát, thể hiện tài năng của làng quan họ quê mình.

4 - Kinh nghiệm trẩy hội Lim

4.1 - Cách di chuyển

Với tình hình giao thông thuận tiện như hiện nay thì du khách ở mọi miền Tổ quốc đều có thể đến tham gia hội Lim bằng các phương tiện xe máy, xe khách, xe bus hay máy bay. 

  • Nếu bạn ở khu vực gần với Bắc Ninh thì nếu đi xe bus chỉ mất khoảng 50-80.000 đồng / 1 lượt.
  • Còn nếu bạn ở miền Nam thì chi phí di chuyển sẽ cao hơn, rơi vào khoảng 5-7 triệu đồng.

4.2 - Những điều lưu ý khi tham gia hội Lim

  • Hội Lim diễn ra từ ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch. Du khách có thể đến đây từ những ngày đầu hội và chờ đến ngày chính hội 13/1 để có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn tất cả những điều đặc sắc nhất trong lễ hội Lim.
  • Lễ hội Lim thu hút đông đảo du khách trên mọi miền Tổ quốc, vì vậy có thể sẽ dẫn ra tình trạng đông đúc, chen lấn, xô đẩy, vì vậy hãy cân nhắc trong việc đưa trẻ em tới chơi và hãy tự bảo quan tư trang, hành lý của mình.
  • Tại hội Lim sẽ có tiết mục hát trên du thuyền, vì vậy du khách chỉ nên đứng từ xa để nghe hát, không nên đến gần để bảo đảm an toàn cũng như giữ gìn trật tự cho lễ hội.

5 - Kết luận

  • Hội Lim là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm giá trị văn hóa nghệ thuật của vùng đất Kinh Bắc. Đến với hội Lim du khách không chỉ được thưởng thức những làn điệu quan họ, những chương trình văn nghệ hấp dẫn mà còn được hòa mình vào không khí náo nhiệt của các trò chơi dân gian. Từ đó, phần nào thúc đẩy nền du lịch, quảng bá hình ảnh đẹp, những hoạt động văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của tỉnh Bắc Ninh.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về hội Lim Bắc Ninh. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ