Khởi nghĩa Bắc Sơn

Khởi nghĩa Bắc Sơn là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại và thiêng liêng, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên Khởi nghĩa Bắc Sơn diễn ra vào thời gian nào, có bối cảnh lịch sử ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Khởi nghĩa Bắc Sơn

  • Khởi nghĩa Bắc Sơn là một trong những cuộc khởi nghĩa nổ ra vào tháng 9/1940, khi Pháp dưới chướng Đức Quốc Xã, đồng thời bị phát xít Nhật hất cẳng khỏi Đông Dương. Việt Nam trong giai đoạn này luôn phải gồng mình chiến đấu với thực dân Pháp và phát xít Nhật. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ nhằm đấu tranh, chống lại chủ nghĩa đế quốc thực dân. 

  • Ngày 22/9/1940, phát xít Nhật tiến vào Lạng Sơn, Việt Nam, thực dân Pháp đã lùi về Bắc Sơn để tránh việc chạm trán quân Nhật. Đảng bộ và nhân dân Bắc Sơn đã đứng lên phát động đấu tranh để đánh đuổi quân địch, giành lại độc lập tự do. Thời gian sau, Pháp và Nhật cấu kết cùng nhau đàn áp những cuộc khởi nghĩa của quân và dân ta.

2 - Bối cảnh lịch sử

  • Năm 1940, phát xít Nhật chiếm ưu thế tại Đông Dương, mở ra cuộc đàm phán với Pháp nhằm độc chiếm Đông Dương. Trong khi cuộc đàm phán chưa đi đến kết quả cuối cùng, tướng Nhật Takuma Nishimura đã dẫn quân đoàn Hoa Nam tiến đánh Pháp nhằm mục đích đe dọa, cố tình khiêu chiến. Thực dân Pháp lúc này vừa phải đối mặt với Đức Quốc Xã, phần nào suy yếu lực lượng nên đã chấp nhận đồng ý cho quân Nhật chiếm đóng Đông Dương.

  • Tối ngày 22/9/1940, quân Nhật bao gồm những đội quân tinh nhuệ nhất đã tiến vào Việt Nam và diễn ra cuộc tàn sát đẫm máu với thực dân Pháp. Sự tấn công mạnh mẽ của Nhật đã khiến Pháp bại trận và đầu hàng vô điều kiện cùng ngày hôm đó. Ngày 24/9, không quân và hải quân Nhật tiếp tục đánh bại tất cả những đội quân của Pháp ở Hải Phòng. Đến ngày 26, quân Nhật đã lấy được sân bay Gia Lâm, trạm xe lửa thuộc địa phận nước ta. Đồng thời việc quân Nhật lập căn cứ tại Hải Phòng và Hà Nội hoàn tòan khiến thực dân Pháp rơi vào thế bị động.
  • Trong khi thực dân Pháp cùng đám tay sai thất thủ, thời cơ của quân ta đã tới. Trong ngày 25/9/1940, những chiến sĩ cách mạng Nông Văn Cún, Hoàng Đình Ruệ, Đường Văn Thức cùng một số đảng viên trốn khỏi nhà tù Lạng Sơn về Bắc Sơn. Đến ngày 26/9 các chiến sĩ, đảng viên đã mở ra cuộc họp nhằm bàn bạc về chiến sự, cùng nhau kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh, dựng cờ khởi nghĩa.

3 - Diễn biến cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn

  • Vào những ngày cuối tháng 9/1940, những đội quân còn sót lại của thực dân Pháp bỏ trốn về Bắc Sơn. Tại nơi đây, nhân dân các vùng dân tộc thiểu số đã tịch thu vũ khí, khuyên nhủ những binh lính Pháp đầu hàng. Thời gian này, nhiều nguồn tin cho rằng Pháp thất thế tại Đông Dương, vì vậy một số phong trào của nhân dân địa phương đã đứng lên đập tan những căn cứ của Pháp, răn đe những gia đình làm tay sai cho Pháp. 
  • Ngày 27/9/1940, Ủy ban khởi nghĩa Bắc Sơn ra đời với sự góp mặt của những chiến sĩ cách mạng Hoàng Văn Hán, Dương Công Bình, Hoàng Đình Ruệ, Đường Văn Thức, Nông Văn Cún. Tất cả cùng nhau hướng tới việc đánh đuổi phát xít Nhật, quét sạch thực dân Pháp. Ngay sau đó, một đoàn quân khởi nghĩa được trang bị đầy đủ vũ khí, đạn dược tiến đánh Bắc Sơn để giành lại Mỏ Nhài. Tuy nhiên đến ngày 30/9 thực dân Pháp đã quay lại để chiếm đóng đồn Mõ Nhai.

  • Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, Xử ủy Bắc Kỳ đã ra lệnh cho Trần Đăng Ninh hỗ trợ đồng chí Chu Văn Tấn lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Sơn. Lực lượng khởi nghĩa tập trung vào việc thu hết những nhà cửa, tài sản của những tay sai của Pháp để chia cho dân nghèo. 
  • Ngày 28/10/1940, quân đội và nhân dân Bắc Sơn cùng tham dự cuộc họp diễn ra tại làng Vũ Lăng để được truyền bá tư tưởng, đường lối thực hiện cuộc khởi nghĩa giành lại đồn Mỏ Nhài. Song tay sai của Pháp đã nghe lén được điều đó nên đã truyền tin cho thực dân Pháp khiến cuộc khởi nghĩa hoàn toàn bị dập tắt.

4 - Ý nghĩa cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn

  • Khởi nghĩa Bắc Sơn đã cho thấy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm, kiên cường bất khuất, một lòng hướng về Đảng và cách mạng của toàn bộ quân và dân Việt Nam. Qua đó khẳng định được những nghĩa cử, truyền thống cao đẹp của đất nước, con người Việt Nam, rút ra những bài học quý giá, góp phần vào những thắng lợi của những cuộc khởi nghĩa sau này, giúp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • Ngọn lửa chiến đấu, lòng quyết tâm giành lại chủ quyền, độc lập, tự do vẫn luôn nhen nhóm trong lòng mỗi người dân Việt Nam thời bấy giờ. Tất cả cùng nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, trung thành với Đảng, có niềm tin tuyệt đối vào những đường lối, chính sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ chờ thời cơ hợp lý là toàn quân toàn dân sẽ đồng lòng đứng lên đấu tranh, phất cờ khởi nghĩa để mang lại cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

  • Đồng thời còn cho thấy niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, sự trung thành với Đảng và Nhà nước, luôn nhắc nhở toàn dân sống và làm việc theo chủ trương của Đảng, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thúc đẩy các thế hệ mai sau cần học tập, noi theo tấm gương của những thế hệ đi trước, không ngừng nỗ lực, cố gắng để xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, vững bền để không phụ lòng những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, giành lại độc lập tự do, để chúng ta cho được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và ấm no.
  • Hơn thế nữa, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra giáng một đòn tâm lý vào thực dân Pháp và phát xít Nhật, phần nào làm ảnh hưởng đến những kế hoạch, âm mưu và chính trị của chúng, là bàn đạp giúp cuộc Tổng khởi nghĩa - Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công rực rỡ.

5 - Kết luận

  • Khởi nghĩa Bắc Sơn là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam, gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước. Đây là ngày mỗi người dân không khỏi tự hào, xúc động về dân tộc, đất nước, con người Việt Nam qua từng thời đại. Đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta luôn cố gắng, phấn đấu để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về Khởi nghĩa Bắc Sơn 27/9/1940. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ