Ký hiệp định Paris

Ký hiệp định Paris là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước. Tuy nhiên hiệp định Paris được ký kết vào thời gian nào, có ý nghĩa ra sao, quá trình đàm phán thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Hiệp định Paris 1973

  • Hiệp định Paris 1973 hay còn được biết đến với tên gọi Hiệp định Paris về Việt Nam, là hiệp định chính thức kết thúc chiến tranh tại Việt Nam được ký kết bởi Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa diễn ra vào ngày 27/1/1973 tại Paris, Pháp. 

  • Nội dung đàm phán được thông qua cuộc họp kín của Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, vì vậy trong buổi lễ ký kết bên phía Việt Nam cộng hòa đã không đồng ý với một số nội dung của Hiệp định, còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam vẫn đang tích cực đàm phán, trao đổi. Tuy nhiên sau khi bị Hoa Kỳ đe dọa, Việt Nam Cộng hòa buộc phải đồng ý với mọi điều khoản của Hiệp định.
  • Năm 1973, đồng chí Lê Đức Thọ và Henry Kissinger đã được trao tặng giải Nobel Hòa Bình, tuy nhiên Lê Đức Thọ nhất quyết không nhận giải bởi Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thống nhất, giành được độc lập, tự do. 

2 - Bối cảnh lịch sử và quá trình đàm phán

  • Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 thành công tại khu vực phía Bắc Việt Nam, Hoa Kỳ đã phải ký bản cam kết đình chỉ chiến tranh xâm lược tại khu vực miền Bắc nước ta. Cuộc ký kết được diễn ra bởi Hoa Kỳ cùng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
  • Giai đoạn từ 1968 đến 1972, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa đã diễn ra hơn 200 cuộc họp để bàn bạc về việc yêu cầu phía Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và rút toàn bộ quân khỏi 2 miền Nam - Bắc. Đồng thời hãy dừng ngay việc đàn áp, bóc lột nhân dân, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên đại diện Hoa Kỳ liên tục phản đối những yêu cầu và điều khoản của đại diện phía Việt Nam đưa ra.

  • Tháng 10/1972, sau khi những cuộc họp không đi tới kết quả như mong muốn, đội quân Hoa Kỳ đã tiến đánh Hà Nội, Hải Phòng với mục đích yêu cầu Việt Nam cần tuân thủ, đồng ý với những điều khoản trong Hiệp định của chúng. Tuy nhiên Việt Nam ta nhất quyết không nhượng bộ và đã phá tan mọi kế hoạch và âm mưu của chúng.
  • Ngày 27/1/1973, tại Paris - Pháp, Hiệp định Paris về Việt Nam yêu cầu kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã chính thức được ký kết, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, là động lực để toàn dân Việt Nam đứng lên giành lại chủ quyền và thống nhất đất nước vào năm 1975.

3 - Nội dung của hiệp định

Trong Hiệp định Paris về Việt Nam bao gồm những nội dung chính sau đây:

  • Hoa Kỳ cùng tất cả các quốc gia trên thế giới cần tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.
  • Yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, rút quân về Mỹ và không được quay lại đánh chiếm Việt Nam hay có những hành động, kế hoạch cản trở Việt Nam.
  • Các bên trong Hiệp định Paris cần tôn trọng mọi quyết định của nhân dân miền Nam trong những giai đoạn sau này.
  • Yêu cầu tất cả các bên chính thức kết thúc chiến tranh, ngừng bắn, trả lại cho nhau tù binh bị giam giữ, cùng hướng về thế giới hòa bình, tự do, tôn trọng lẫn nhau.

4 - Ý nghĩa lịch sử Hiệp định Paris

  • Hiệp định Paris là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng và thiêng liêng đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Kể từ khi ký kết Hiệp định buộc Hoa Kỳ phải chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, rút hết quân về Mỹ, công nhận Việt Nam là nước độc lập, tự do và yêu cầu tôn trọng chủ quyền, tòan vẹn lãnh thổ. Đây là một trong những bước tiến vượt bậc, quyết định thắng lợi trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • Việc ký kết hiệp định Paris cho thấy niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, đồng thời khẳng định được tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu của toàn Đảng toàn dân, quyết không lùi bước trước khó khăn, quyết tâm đánh đuổi mọi kẻ thù xâm lược.
  • Đồng thời đây là một thành công lớn về ngoại giao, quân sự, chính trị của Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước, là bàn đạp thúc đẩy chiến thắng mùa Xuân vang dội năm 1975. Bên cạnh đó, còn cho thấy sự sáng suốt của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù được ký kết trong hoàn cảnh trong nước, quốc tế vẫn còn đang rối ren, tuy nhiên nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc cùng các quốc gia trên thế giới, toàn quân, toàn dân Việt Nam đã vững bước trên con đường giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mở ra những mối quan hệ đoàn kết, tình hữu nghị của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

  • Trong thời buổi hòa bình như hiện nay, sự kiện này còn nhắc nhở toàn dân sống và làm việc theo chủ trương của Đảng, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thúc đẩy các thế hệ mai sau cần học tập, noi theo tấm gương của những thế hệ đi trước, không ngừng nỗ lực, cố gắng để xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, vững bền để không phụ lòng những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, giành lại độc lập tự do, để chúng ta cho được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và ấm no.
  • Ngoài ra, còn khẳng định được một chân lý, chỉ cần các quốc gia đang bị áp bức, xiềng xích luôn đoàn kết một lòng, có ý chí chiến đấu, lòng yêu nước cùng những sách lược đúng đắn thì chắc chắn sẽ giành được độc lập, tự do. Chiến thắng này góp phần lớn vào việc cổ vũ, khích lệ, động viên các quốc gia trên thế giới đứng lên đấu tranh để giành lại tự do, hướng đến một thế giới hòa bình và văn minh.

5 - Kết luận

  • Ngày ký hiệp định Paris là một trong những ngày quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Đây là ngày quân đội Hoa Kỳ buộc rút quân về, chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, đồng thời tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, là bước tiến vượt trội cho dân ta giành được thắng lợi mùa xuân 1975.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày ký Hiệp định Paris 1973. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ