Lễ hội Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)

Lễ hội Bà Chúa Kho là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại tỉnh Bắc Ninh vào mỗi dịp đầu xuân năm mới. Tuy nhiên nguồn gốc lễ hội Bà Chúa Kho thế nào, ý nghĩa lễ hội ra sao, diễn ra vào thời gian nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Đền Bà Chúa Kho

  • Bà Chúa Kho là một trong những vị thần vô cùng linh thiêng, gắn liền với các sự kiện lịch sử trong triều đại phong kiến của dân tộc Việt Nam. Bà luôn che chở, phù hộ độ trì cho bách tính trăm họ được hạnh phúc, bình an, nhân dân ấm no, đời đời sung túc, đồng thời ban phát phước lành, tài lộc cho mọi người, mọi nhà. Vì vậy hàng năm có hàng ngàn du khách đến đây để cầu lộc, cầu tài và vay vốn Bà Chúa Kho để việc làm ăn kinh doanh, công việc ngày một phát đạt, thành công rực rỡ.

1.1 - Sự tích đền Bà Chúa Kho

  • Tương truyền rằng, Bà Chúa Kho là vợ của vua Lý Thường Kiệt, bà luôn đồng hành cùng nhà vua trong công cuộc giúp đỡ dân nghèo, cùng dân khai hoang, lập ấp, giúp dân chúng có cơm ăn áo mặc, có được cuộc sống bình an, sung túc. Trong cuộc chiến tranh chống giặc Tống, Bà Chúa Kho cùng nhân dân tích trữ kho lương thực để giúp toàn quân vượt qua nạn đói, cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân, đứng lên đánh bại giặc Tống, giành lại độc lập tự do. Tuy nhiên, một lần trên đường tiếp tế lương thực vào vùng chiến Bà đã hi sinh.
  • Vua Lý Thường Kiệt sau khi nghe tin vô cùng xót thương và phong Bà làm Phúc Thần. Từ đó trở đi, nhân dân Bắc Ninh lập đền thờ Bà Chúa Kho để tưởng nhớ công lao của Bà đối với dân tộc Việt Nam. Ngày Bà mất là ngày 14 tháng Giêng âm lịch, vì vậy hàng năm vào ngày 14 tháng Giêng, nhân dân từ mọi miền Tổ quốc đều đến đền Bà Chúa Kho để dâng hương cầu tài lộc, cầu bình an.

1.2 - Ý nghĩa việc cúng lễ đền Bà Chúa Kho

  • Cúng lễ đền Bà Chúa Kho từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là việc làm thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", bày tỏ lòng thành kính biết ơn của người dân đất Việt đến với Bà Chúa Kho và những vị anh hùng dân tộc đã hi sinh để giành lại độc lập, tự do. Ngoài ra, việc lễ Bà Chúa Kho còn giúp mọi người, mọi nhà cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, đời đời no ấm.
  • Đặc biệt đối với những hộ kinh doanh buôn bán, cúng lễ tại đền Bà Chúa Kho giúp việc kinh doanh luôn thuận lợi, suôn sẻ, buôn may bán đắt, đắc tài đắc lộc và cầu được ước thấy.

2 - Kiến trúc đền Bà Chúa Kho

  • Đền Bà Chúa Kho được xây dựng từ những năm của thời vua Lý Thường Kiệt, ngay sau khi Bà Chúa Kho qua đời, nhân dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của Bà. Cho đến nay, ngôi đền đã trải qua biết bao lần cải tạo, tu sửa lớn bởi thời gian và sự tàn phá của những cuộc chiến tranh. Vào thời kỳ chống Pháp, đền Bà Chúa Kho dường như bị phá hủy. Từ năm 1978, nhân dân Bắc Ninh đã khôi phục lại đền thờ, tuy nhiên vẫn giữ nguyên những kiến trúc ban đầu với những khối điêu khắc, trạm trổ trên gỗ, đá vô cùng tinh xảo.

  • Diện tích ban đầu của đền Bà Chúa Kho lên đến hơn 10.000 mét vuông, nhưng hiện nay chỉ còn hơn 1700 mét vuông bao gồm gian Tiền Tế, Hậu cung, Cung đệ tam, cung đệ nhị, cổng tam môn,...

3 - Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội đền Bà Chúa Kho

  • Lễ hội chính đền Bà Chúa Kho được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tuy nhiên từ những ngày trước đó, người dân Bắc Ninh và hương tử trên mọi miền Tổ quốc đã đến đền Bà Chúa Kho để dâng hương, hành lễ, cầu cho một năm luôn được bình an, mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn.

  • Hội Bà Chúa Kho tổ chức tại đền Bà Chúa Kho có vị trí ở ngọn núi Kho, thuộc khu Cô Mê, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đền Bà Chúa Kho là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng nhất tại tỉnh Bắc Ninh.

4 - Lễ hội đền Bà Chúa Kho

  • Vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm, cũng là ngày giỗ của Bà Chúa Kho, du khách thập phương cùng đến đền Bà Chúa Kho để dâng hương, hành lễ. Tuy nhiên có rất nhiều người, nhiều hộ gia đình đã đến đây cúng lễ từ những ngày đầu tiên của năm mới. 
  • Đền Bà Chúa Kho là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy người dân thường đến đây để cầu tài lộc, cầu bình an, cầu sức khỏe, và đặc biệt đến vay vốn Bà Chúa Kho. Bởi Bà Chúa Kho là vị thần cai quản kho tiền, kho lương thực. Với những hộ kinh doanh thì nghi lễ "vay vốn" giúp việc làm ăn được thuận lợi, tiền tài dồi dào và phát tài phát lộc.

  • Khi "vay vốn" Bà Chúa Kho, cần ghi rõ trong sớ là vay bao nhiêu, với mục đích gì, thời hạn trả. Bởi theo quan niệm trong dân gian, có vay có trả, vì vậy sau khi vay vốn Bà Chúa Kho, dù làm ăn như thế nào nhưng đến hạn trả, nếu hứa trả bao nhiêu thì sẽ trả bấy nhiêu. Đây là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng vô cùng độc đáo và đặc sắc.
  • Mâm lễ dâng lên Bà Chúa Kho có thể là lễ mặn (Gà, giò, thịt heo, xôi, trà rượu) hoặc lễ chay (Bánh kẹo, phẩm oản, hoa tươi, trái cây, trà thuốc, tiền vàng mã...) tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và văn hóa vùng miền. Chỉ cần có lòng thành tâm thì mọi nguyện ước ắt sẽ linh ứng.
  • Sau khi đã cúng lễ tại đền Bà Chúa Kho, du khách có thể tham gia những chương trình văn nghệ, những trò chơi dân gian được tổ chức tại đền Bà Chùa Kho.

5 - Kinh nghiệm đi lễ hội Bà Chúa Kho

5.1 - Chuẩn bị mâm lễ cúng tại đền Bà Chúa Kho

  • Lễ chay: Bánh kẹo, trái cây, hoa tươi, trà, rượu, phẩm oản, vàng, hương... để dâng lên ban Thánh Mẫu, ban thờ Phật và Bồ Tát.
  • Lễ mặn: Gà luộc, thịt lợn luộc, chả, giò, xôi,...để dâng lên ban Công Đồng Tứ Phủ.
  • Lễ đồ sống (Ban Công Đồng Tứ Phủ): Trứng sống, gạo, muối...
  • Cỗ sơn trang: Gạo tẻ, gạo nếp, các món chay.
  • Lễ ban thờ Cô, Cậu: Bánh kẹo, phẩm oản, trái cây tươi, hoa tươi, gương, luọc, trang sức, quần áo...
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Các món chay như bánh kẹo, phẩm oản, chè, xôi.

5.2 - Trình tự đặt lễ, hạ lễ

  • Trước tiên cần cúng bái thần linh Thổ địa tại nơi đây để xin phép tiến vào dâng lễ tại đền Bà Chúa Kho.
  • Tiếp theo đặt lễ ở các ban theo trình tự ban chính Tiền Tế, Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhất Cung, Đệ Nhị Cung, ban Cô Cậu và cuối cùng là ban Sơn Trang.
  • Sau khi đặt lễ xong tiến hành dâng hương từ ban chính đến ban phụ, từ trong ra ngoài.
  • Gia chủ tiến hành cúng bái, đọc tấu sớ đã chuẩn bị hay đọc những lời cầu khấn.
  • Chờ hết tuần nhang, xin tiền vàng trên các ban xuống đem đi hóa.

6 - Những điều lưu ý khi đi lễ đền Bà Chúa Kho

Khi đi lễ đền Bà Chúa Kho các hương tử nên lưu ý những điều sau đây để mọi việc được thuận lợi, suôn sẻ.

  • Đền Bà Chúa Kho là nơi trang trọng, linh thiêng, vì vậy nên lựa chọn trang phục kín đáo, chỉnh tề, tránh mặc những trang phục có màu sắc lòe loẹt, hở hang.
  • Nên lựa chọn những đôi giày, dép thoải mái, thuận tiện cho việc đi lại, di chuyển để không bị đau chân hay té ngã.
  • Mâm lễ cúng tại đền Bà Chúa Kho nên chuẩn bị đầy đủ, tươm tất, không cần quá cầu kỳ, hoành tráng nhưng cũng không nên quá sơ sài, thiếu thốn.
  • Nên chuẩn bị trước bài văn khấn để quá trình cúng lễ được suôn sẻ, trôi chảy.
  • Khi đi lễ chùa tránh sờ vào tượng, đồ đạc tại chùa và làm rơi vỡ vật phẩm cúng lễ.
  • Tránh nói những điều tục tĩu, bất kính với thần linh.
  • Sau khi lễ xong, thụ lộc cần để lại một chút công đức.
  • Lễ hội Bà Chúa Kho vào dịp đầu năm thu hút đông đảo khách thập phương, vô cùng đông đúc, náo nhiệt. Vì vậy du khách cần tự bảo quản hành lý, tư trang của bản thân để tránh thất thoát tài sản.

7 - Kết luận

  • Lễ hội đền Bà Chúa Kho từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Hàng năm, biết bao người, bao gia đình đến đền Bà Chúa Kho để cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, cầu cho một năm mới luôn được thuận lợi, suôn sẻ, tài lộc dồi dào và vạn sự hanh thông.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội đền Bà Chúa Kho. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ