Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Lễ hội chùa Bái Đính là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại miền Bắc diễn ra vào những ngày đầu xuân năm mới. Tuy nhiên lễ hội chùa Bái Đính tổ chức vào thời gian nào, có ý nghĩa ra sao, nghi lễ hội chùa Bái Đính thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Giới thiệu chùa Bái Đính

  • Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
  • Năm 2010, chùa Bái Đính được công nhận là ngôi chùa có tượng Phật lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, chùa Bái Đính có tổng diện tích lên đến 539 ha bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo.

1.1 - Lịch sử hình thành chùa Bái Đính

  • Chùa Bái Đính bắt đầu được xây dựng từ năm 2003 tại phía tây cố đô Hoa Lư, thuộc ngọn núi Đính. Xung quanh chùa Bái Đính là những dãy núi tạo nên khung cảnh trùng trùng điệp điệp và vô cùng hùng vĩ, tráng lệ. Chùa Bái Đính nhận được sự đón nhận của đông đảo du khách thập phương bởi lịch sử hình thành lâu đời. Tại đây là nơi kinh đô Hoa Lư cổ kính trong thời Đinh Tiên Hoàng, đồng thời gắn liền với lịch sử dân tộc như sự hình thành của thời vua Đinh, Tiền, Lê.
  • Đồng thời tất cả những vị vua trong triều đại Đinh, Tiền, Lê đều một lòng hướng tới Phật pháp, vì vậy có rất nhiều ngôi chùa được xây dựng tại Ninh Bình và Bái Đính cũng là một trong những ngôi chùa linh thiêng và hoành tráng nhất nơi đây.

1.2 - Tên gọi chùa Bái Đính

  • Theo nhiều tài liệu ghi chép rằng, tên gọi chùa Bái Đính có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. "Bái" có nghĩa là cúng bái thần linh, thần Phật, "Đính" là trên cao, "Bái Đính" được hiểu là thờ cúng thần linh, thần Phật ở núi cao. Những ngọn núi cao không chỉ là nơi có cảnh đẹp hũng vĩ, tráng lệ mà còn là nơi có sinh khí dồi dào, là nơi trang trọng, thiêng liêng vì vậy thường được lựa chọn để tiến hành những buổi tế lễ thần linh, hay gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc.

2 - Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội chùa Bái Đính

  • Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức vào chiều ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, tuy nhiên buổi lễ khai mạc chính thức được tổ chức vào ngày mùng 6 Tết và lễ hội diễn ra cho đến cuối tháng 3 âm lịch. Đây là khoảng thời gian mùa xuân tiết trời trong lành, ấm áp, tất cả du khách thập phương, trong nước, ngoài nước cùng tiến về cố đô Hoa Lư, Ninh Bình để dâng hương, lễ Phật và thăm thú cảnh quan nơi đây. 

  • Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức nhằm ghi nhớ những chiến công vang lừng của những vị vua, những vị anh hùng không ngại hi sinh thân mình để giành lại độc lập, tự cho cho dân tộc. Bên cạnh đó, đến tham dự lễ hội, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có thêm kiến thức về những ngày hội lớn, về những nét văn hóa tín ngưỡng của dân tộc, đồng thời đề cao tinh thần yêu nước.
  • Hội chùa Bái Đính diễn ra tại chùa Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Cho đến nay hội Bái Đính đã trở thành một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

3 - Nghi lễ tại chùa Bái Đính

3.1 - Phần lễ

  • Thắp hương thờ Phật: Chùa Bái Đính được biết đến là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy một trong những nghi lễ quan trọng đầu tiên khi đến đây là dâng hương lễ Phật để cầu bình an, cầu may mắn, cầu cho các vị thần linh luôn che chở, phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình trên mọi nẻo đường cuộc sống.
  • Tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không: Sau khi dâng hương, tất cả du khách cùng hướng về nơi diễn ra hội chính để thực hiện đọc văn tế, tưởng nhớ những công lao của Thánh Nguyễn Minh Không.
  • Lễ tế thần Cao Sơn: Đây là vị thần cai quản núi sông, vì vậy hàng năm tại chùa Bái Đính thường tiến hành nghi lễ này để tế cáo thần linh.
  • Lễ tế chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn: Thánh Mẫu Thượng Ngàn là vị chúa cai quản rừng xanh, bà có công lao lớn trong việc đem lại cuộc sống ấm no cho dân chúng, giúp nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than, cơ cực. 

3.2 - Phần hội

  • Sau khi kết thúc việc dâng hương và tế lễ thần linh, người dân địa phương và du khách trên cả nước cùng hòa mình vào không khí vui tươi, náo nhiệt của các trò chơi dân gian, những tiết mục ca hát, diễn kịch mang đậm nét văn hóa dân tộc như hát Chèo, Xẩm, Ca trù.
  • Ngoài ra, màn trình diễn tái hiện tại cuộc tế cờ của Vua Quang Trung trước khi khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược nhà Thanh, giúp người dân hiểu rõ hơn về những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc.

4 - Khu nghỉ dưỡng tại chùa Bái Đính

  • Sau khi tham quan, dâng hương tại chùa Bái Đính, du khách thập phương có thể tá túc tại chùa. Phía trong chùa Bái Đính là một khách xá được xây dựng nhằm phục vụ du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi, đàm đạo.
  • Nơi nghỉ ngơi cho khách của chùa Bái Đính tọa lạc ở một nơi vô cùng yên tĩnh, xung quanh là những cảnh quan của núi rừng hùng vĩ, uy nghi. Tất cả các vật liệu đều là gỗ quý đem đến cảm giác mát mẻ, sang trọng. Khi nghỉ ngơi tại đây, du khách không chỉ có được cảm giác thoải mái, thư giãn mà còn có thể ngắm nhìn những cảnh đẹp của thiên nhiên, đất trời và tạo hóa ban tặng, xua tan đi hết những âu lo, muộn phiền trong cuộc sống.

  • Ngoài ra, phía bên ngoài khu vực chùa Bái Đính có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ có giá thành khá hợp lý, phải chăng, không gian thoáng đãng, sạch sẽ, hợp vệ sinh cũng là những lựa chọn lý tưởng dành cho du khách.

5 - Những điều lưu ý khi đến chùa Bái Đính

Khi đến chùa Bái Đính du khách nên lưu ý những điều sau để có được một chuyến tham quan hoàn hảo và đầy ý nghĩa.

  • Chùa Bái Đính có diện tích khá lớn, vì vậy để có thể đi bộ ngắm cảnh, tham quan được hết những thắng cảnh nơi đây, du khách nên lựa chọn giày dép phù hợp, dễ đi, thuận tiện cho việc di chuyển, đi lại.
  • Đây là nơi linh thiêng, trang trọng vì vậy du khách thập phương đến đây cần ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm. Tốt nhất nên lựa chọn trang phục kín đáo, có màu sắc nhã nhặn, không nên mặc trang phục lòe loẹt, hở hang.
  • Để chuyến đi thuận lợi, du khách nên chuẩn bị trước đầy đủ tiền bạc, tư trang và giấy tờ tùy thân. Ngoài tiền ăn uống, nghỉ ngơi, mua quà, vui chơi thì du khách nên chuẩn bị một ít tiền lẻ để bỏ vào hòm công đức.
  • Nếu đi vào thời gian cao điểm có đông người tham dự lễ hội, du khách nên tự bảo quản hành lý, tiền bạc để tránh bị kẻ gian lợi dụng, móc túi.
  • Để có thể đi tham quan hết cảnh quan nơi chùa Bái Đính có thể mất cả một ngày dài, vì vậy nên chuẩn bị trước sạc dự phòng, điện thoại, đồ ăn, nước uống.
  • Tránh nói những lời tục tĩu, bất kính với thần linh.
  • Khi tham quan cảnh chùa không nên tự ý sờ, chạm vào tượng Phật, tượng thần linh hay làm hỏng hóc đồ đạc, trang thiết bị tại nơi đây.
  • Khi bước vào điện thờ, không nên đi cửa chính giữa mà nên đi từ cửa bên cạnh.
  • Không được vứt rác bừa bãi, cần chung tay bảo vệ, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp tại chùa Bái Đính.

6 - Kết luận

  • Lễ hội chùa Bái Đính là một trong những lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Ninh Bình được diễn ra vào dịp đầu xuân năm mới hàng năm. Đây không chỉ là lễ hội nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó của người dân địa phương mà còn nhằm quảng bá những nét văn hóa truyền thống, những hình ảnh đẹp của tỉnh cố đô Hoa Lư, Ninh Bình và những danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội chùa Bái Đính. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ