Lễ hội đình - đền Chèm (Hà Nội)

Lễ hội đình - đền Chèm là một trong những lễ hội truyền thống lớn của đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tuy nhiên nguồn gốc lễ hội đình - đền Chèm thế nào, có ý nghĩa ra sao, bao gồm những hoạt động nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Đình Chèm

  • Đình Chèm được xây dựng tại làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, là một trong những ngôi đinh vô cùng linh thiêng và có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam với lối kiến trúc cổ kính, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt gồm những họa tiết, hoa văn được điêu khắc tinh xảo. Đình Chèm xuất hiện từ hàng ngàn năm nay gắn liền với bao sự kiện lịch sử của nước nhà, hiện được 3 làng Hoàng, làng Mạc và làng Chèm thờ cúng.
  • Trải qua biết bao thế kỷ, đình Chèm cũng có nhiều lần cải tạo, tu sửa lớn với lối kiến trúc nội công, ngoại quốc được xây dựng tại nền đất rộng trong lòng thành phố. Đi từ ngoài vào trong, đình Chèm bao gồm nhiều công trình lớn như Nghi môn ngoại, Nghi môn nội, nhà bia, Tả - Hữu Mạc, Phương Đình, Tiền tế, Đại Bái và Hậu Cung. 

1.1 - Đình Chèm thờ ai?

  • Tại đình Chèm hiện đang thờ Thượng Đẳng Thiên Vương Lý Ông Trọng hay còn được biết đến với tên gọi Đức Thánh Lý Ông Trọng hay Đức Thánh Chèm là trọng thần của Triều đại Hùng Duệ Vương và An Dương Vương, lập nhiều công lớn trong lịch sử giữ nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
  • Ngoài ra đình Chèm còn là nơi thờ vợ của Đức Thánh Chèm, Hoàng Phi Bạch Tĩnh Cung Công Chúa và ông Sứ Nguyễn Văn Chất là vị thần y có ơn đối với Đức Thánh Chèm.
  • Lục vị Thánh Vương tử, 6 người con của Đức Thánh Chèm cũng được nhân dân thờ cúng tại đình Chèm.

1.2 - Truyền thuyết Đức Thánh Chèm

  • Lý Thân (Lý Ông Trọng hay Đức Thánh Chèm) là một trong những công thần của Triều đại Hùng Duệ Vương và Thục An Dương Vương. Ngài là người văn võ song toàn, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý và đặc biệt vô cùng trung thành với dân tộc, đất nước. Khi nước ta bị quân giặc xâm lược, Lý Thân đã ra trận chiến đấu, đánh tan quân giặc, lập được đại công.
  • Những năm sau, nhà nước Văn Lang bị quân Tần chiếm đánh, Lý Thân cùng Thục Phán (An Dương Vương) đánh đuổi quân giặc. Một thời gian sau, nhà Tần bị giặc Hung Nô sang quấy nhiễu, vua Tần Thủy Hoàng đã xin An Dương Vương giúp đỡ. Nhận lệnh vua, Lý Thân đã sang nước Tần làm quan, giúp nước Tần đánh đuổi giặc trong thù ngoài. Vua Tần đã sắc phong ông làm Phụ Tín Hầu và gả con gái cho ông. 
  • Lý Thân đã cáo từ lời đề nghị ở lại làm quan lớn tại nước Tần, cùng gia đình trở về đất nước và được An Dương Vương sắc phong làm Đại Vương. Lý Thân qua đời tại làng Chèm, từ đó trở đi nhân dân nơi đây đã xây dựng đình Chèm để thờ cúng và tưởng nhớ đến công ơn của Đức Thánh Chèm đối với quê hương, đất nước.

2 - Lễ hội đình - đền Chèm

  • Lễ hội đình - đền Chèm là một trong những lễ hội truyền thống lớn, gắn liền với những sự kiện lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hàng năm, lễ hội đình - đền Chèm được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Chèm và những vị anh hùng dân tộc.

2.1 - Nguồn gốc lễ hội đình Chèm

  • Lễ hội đình - đền Chèm gắn liền với truyền thuyết Đức Thánh Chèm. Sau khi Đức Thánh Chèm đánh bại quân xâm lược, ông đã mở hội khao quân với sự tham gia của nhân dân 3 làng là làng Chèm, làng Hoàng Xá và làng Hoàng Liên. Tương truyền rằng, nhân dân 3 làng đã kết nghĩa anh em và từ đó trở đi lấy ngày đại thắng làm ngày hội của địa phương, là ngày nhân dân 3 làng ăn mừng, chung vui và quây quần bên nhau để thể hiện tình đoàn kết, tương thân, tương ái.
  • Hiện Đức Thánh Chèm được thờ chính tại đình Chèm thuộc làng Chèm (anh cả) và 2 làng Hoàng Xá (anh hai), Hoàng Liên (anh ba) cũng thờ vọng. Hàng năm, vào ngày hội Chèm, nhân dân 3 làng tuân theo sự sắp xếp của thôn anh cả và tổ chức hội chính tại đình làng Chèm.

2.2 - Ý nghĩa lễ hội

  • Hội đình Chèm là lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh, tưởng nhớ công lao của Đức Thánh Chèm Lý Ông Trọng và những vị anh hùng của đất nước đã hi sinh để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đây là ngày kỷ niệm chiến thắng lẫy lừng của dân ta trong trận khải hoàn, đề cao lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng và tinh thần đoàn kết của quân và dân. Đồng thời là nghi lễ cầu siêu cho những anh hùng, tướng sĩ đã ngã xuống để bảo vệ non sông, đất nước.
  • Bên cạnh đó, đình Chèm là nơi vô cùng linh thiêng, người dân trên mọi miền Tổ quốc đến đây để cúng lễ Đức Thánh Chèm cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, luôn được ngài che chở, bảo vệ, phù hộ độ trì và ban phát phước lành cho nhân dân trăm họ.

3 - Thời gian và địa điểm tổ chức hội đình Chèm

  • Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra vào ngày 14 tháng 5 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch hàng năm. Ngày 14 tháng 5 âm lịch là ngày khai hội, và ngày 15 là ngày hội chính, bắt đầu những nghi lễ trang trọng và thiêng liêng. Tuy nhiên trước đó nhiều ngày, người dân địa phương đã chuẩn bị tất cả mọi thứ để buổi lễ được diễn ra thành công, tốt đẹp.

  • Đình Chèm tại làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội là nơi tổ chức lễ hội Đình Chèm với sự tham gia đông đảo của người dân địa phương và du khách trên mọi miền Tổ quốc. Mặc dù gọi là lễ hội đình - đền Chèm, tuy nhiên đây là lễ hội chung của nhân dân làng ven sông Hồng là làng Hoàng Xá và Hoàng Liên.

4 - Các hoạt động tại hội đình Chèm

4.1 - Phần lễ

  • Sáng ngày 14/5 âm lịch là lễ khai hội với nghi lễ rước nước. Đoàn rước bao gồm các vị trưởng lão, cùng người dân cùng nhau mặc lễ phục tái hiện lại sự tích Đức Thánh Chèm và rước từ đình đến bến ngự. Đầu tiên trong đoàn rước là đội múa rồng, sau đó là đội đánh trống, đánh chiêng, đi theo sau là đoàn múa và đội nhạc lễ. Khi đến bến ngự, đoàn rước xuống thuyền ra giữa sông Hồng để lấy nước về làm lễ Mộc Dục.
  • Chính hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 5 âm lịch với nghi lễ rước nước, dâng hương tế Đức Thánh Chèm. Tiếp đến là nghi thức Mộc Dục, trưởng lão trong làng sẽ lấy nước được lấy từ sông Hồng để lau tượng và bài vị Đức Thánh Chèm, Đức Bà và sau đó là lễ khai quang, lễ kỳ yên và thả chim bồ câu.
  • Ngày 16 tháng 5 âm lịch, buổi sáng vẫn là nghi lễ rước nước và làm lễ tế Đức Thánh Chèm. Sau đó là lễ rước văn và lễ tế hạ hội kết thúc phần lễ tại hội đình Chèm.

4.2 - Phần hội

  • Sau khi kết thúc tất cả nghi lễ trang trọng, thiêng liêng tại lễ hội Đình Chèm, người dân địa phương và du khách có thể hòa mình vào không khí tươi vui, náo nhiệt của những chương trình văn nghệ và những trò chơi dân gian hấp dẫn như kéo co, thả diều, cờ tướng, tổ tôm, bắt vịt, đẩy gậy, chọi gà, cờ người...hay những tiết mục biểu diễn múa lân sư rồng, hát quan họ, hát chèo... Tất cả đều là những chương trình đặc sắc, mang đậm bản chất văn hóa của dân tộc Việt Nam.

5 - Những điều lưu ý khi tham gia lễ hội đình Chèm

Khi đến tham gia lễ hội đình - đền Chèm mọi người nên lưu ý những điều sau để có một chuyến đi thuận lợi và suôn sẻ.

  • Lễ hội đình - đền Chèm là lễ hội vô cùng trang trọng, linh thiêng, vì vậy khi đến tham gia lễ hội, dâng hương, du khách nên mặc trang phục kín đáo, trang nhã, tránh mặc những trang phục lòe loẹt, hở hang.
  • Để có thể tham gia vào những nghi lễ, những hoạt động tại lễ hội đình - đền Chèm trọn vẹn nên lựa chọn giày dép thoải mái, tránh bị đau chân.
  • Nên chuẩn bị vật phẩm cúng lễ trước để tránh việc thiếu sót hay gặp phải vấn nạn chặt chém giá cả.
  • Vào mùa hội chính, lễ hội đình - đền Chèm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, vì vậy du khách nên tự bảo quản tư trang của mình để tránh việc thất thoát tài sản.
  • Du khách nên mang theo máy ảnh, điện thoại thông minh để có thể chụp ảnh kỷ niệm, lưu lại những hình ảnh đẹp, đặc sắc tại lễ hội đình - đền Chèm.

6 - Kết luận

  • Lễ hội đình - đền Chèm từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Hàng năm, biết bao du khách  thập phương đến lễ hội đình - đền Chèm để cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, đồng thời có thể khám phá những điều thú vị và độc đáo về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội đình - đền Chèm. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ