Lễ hội Kate

Lễ hội Kate là một trong những lễ hội truyền thống lớn của đồng bào Chăm ở Bình Thuận. Tuy nhiên nguồn gốc lễ hội Kate thế nào, có ý nghĩa ra sao, bao gồm những hoạt động nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều qúy độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Lễ hội Kate

  • Lễ hội Kate còn được biết đến tên gọi Mbang Kate, là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Balamon tại tỉnh Bình Thuận. Lễ hội Kate là một trong những lễ hội thiêng liêng, ý nghĩa, gắn liền với lịch sử phát triển và văn hóa tâm linh của đồng bào Chăm nhằm bày tỏ lòng thành kính biết ơn đến những đấng sinh thành và những anh hùng dân tộc. 

1.1 - Nguồn gốc lễ hội Kate

  • Những năm đầu thế kỷ XV, đồng bào Champa chủ yếu ảnh hưởng những nét văn hóa của Ấn giáo. Sau này, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào vương quốc Champa và hiện nay, đồng bào dân tộc Chăm được chia làm 3 phần là người Chăm Ahier (Ấn giáo), người Chăm Awal (ảnh hưởng Hồi giáo) và người Chăm Islam (Hồi giáo).
  • Trong giai đoạn trước đây, lễ hội Kate chủ yếu là người dân đồng bào Chăm tham dự. Cho đến năm 1965, lễ hội Kate chính thức trở thành một trong những lễ hội đặc sắc và nhận được sự chào đón từ phái đoàn Việt Nam. Ngoài phần nghi lễ trang trọng, lễ hội Chăm còn được bổ sung thêm những hoạt động văn nghệ, ca múa nhạc mang đậm bản sắc dân tộc Chăm vô cùng ý nghĩa và đặc sắc.

1.2 - Ý nghĩa lễ hội

  • Lễ hội Kate là dịp tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến các đấng sinh thành, đến ông bà, tổ tiên, người thân đã khuất, cùng các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh xương máu để bảo vệ lãnh thổ, độc lập, tự do. Đồng thời là dịp để mỗi người, mỗi nhà cầu tài lộc, cầu bình an, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, được các vị thần linh bảo vệ, chở che, phù hộ độ trì cho muôn dân trăm họ.
  • Đến với lễ hội Kate, tất cả mọi người có thể cùng nhau hòa vào không khí sôi động, vui tươi qua những nghi lễ đặc sắc, hấp dẫn, có thêm kiến thức về văn hóa Chăm và những nét độc đáo trong tín ngưỡng, tâm linh mang đậm dấu ấn của dân tộc Chăm.

2 - Lễ hội Kate của người Chăm diễn ra vào thời gian nào?

  • Lễ hội Kate (Tết Kate của người Chăm) được diễn ra vào ngày mùng 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 dương lịch) tại các tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, nơi đồng bào Chăm sinh sống. Lễ hội Kate được tổ chức trong vòng 3 ngày với những nghi thức trang trọng thiêng liêng và những chương trình văn nghệ đặc sắc.

  • Đây là một lễ hội truyền thống độc đáo nhất của đồng bào Chăm nhằm tưởng nhớ đến các vị thần Ppo Klaung Girau và Ppo Rome, đã khai sinh ra dân tộc Chăm và luôn bảo vệ cho người dân nơi đây được bình an, mạnh khoẻ.

3 - Lễ hội Kate trở nên nổi tiếng từ khi nào?

  • Theo một số tài liệu cho rằng, lễ hội Kate là lễ tế thần Yang Po Ama, là vị thần linh thiêng nhất của Balamon giáo, giữ vai trò đặc biệt trong văn hóa tâm linh của Champa. Còn đối với dân tộc Chăm, lễ hội Kate là dịp để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến các vị thần đã phù hộ độ trì và chở che cho người dân nơi đây được bình an và may mắn.

  • Lễ hội Kate chủ yếu tế 3 vị thần gắn liền với văn hóa Chăm đó là Po Klaung Garai, Po Rome và Nữ thần Po Nagar, cùng các vị anh hùng có công lớn trong việc xây dựng và gìn giữ đất nước. Lễ hội chỉ thực sự được nổi tiếng kể từ năm 1965, khi phái đoàn Việt Nam tới thăm và dần được mở rộng là lễ hội truyền thống lớn. Từ đó đến nay, mỗi dịp lễ hội Kate đều thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham gia và hòa mình vào không khí tươi vui tại nơi đây.

4 - Các hoạt động trong lễ hội Kate

4.1 - Phần lễ

  • Lễ hội Kate được diễn ra trong vòng 3 ngày bắt đầu từ ngày 1/7 Chăm lịch với những nghi thức: Lễ đón rước y phục, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc phục y cho tượng và cuối cùng là đại lễ. Bắt đầu nghi lễ là những làn điệu múa truyền thống của dân tộc Chăm bên trong tháp Chăm, sau khi nghi lễ này kết thúc thì chính thức diễn ra lễ hội. 
  • Vào ngày thứ 2, ngày thứ 3 của lễ hội, song song với những nghi lễ trang trọng, thiêng liêng, tế rước thần linh là những tiết mục truyền thống như biểu diễn trống Gi Năng, trống Paranưng và thổi kèn Saranai, tất cả đều là những nhạc cụ của đồng bào Chăm.

4.2 - Phần hội

  • Người đại diện trong dòng họ, thôn bản sẽ tiến hành làm lễ dâng hương, cầu xin thần linh phù hộ độ trì cho con cháu trong gia đình, dòng họ được bình an, mạnh khỏe, đắc tài đắc lộc, công thành danh toại và vạn sự hanh thông. Sau đó là những chương trình văn nghệ đặc sắc với những làn điệu dân ca truyền thống của đồng bào Chăm hay hòa mình vào không khí vui tươi của các cuộc thi hòa tấu nhạc cụ Chăm, thi viết chữ Chăm và những triển lãm nghệ thuật của dân tộc Chăm.

5 - Những điều lưu ý khi tham gia lễ hội Kate

Khi đến tham gia lễ hội Kate mọi người nên lưu ý những điều sau để có một chuyến đi thuận lợi và suôn sẻ.

  • Lễ hội Kate là lễ hội vô cùng trang trọng, linh thiêng, vì vậy khi đến tham gia lễ hội, dâng hương, du khách nên mặc trang phục kín đáo, trang nhã, tránh mặc những trang phục lòe loẹt, hở hang.
  • Để có thể tham gia vào những nghi lễ, những hoạt động tại lễ hội Kate trọn vẹn nên lựa chọn giày dép thoải mái, tránh bị đau chân.
  • Nên chuẩn bị vật phẩm cúng lễ trước để tránh việc thiếu sót.
  • Vào mùa hội chính, lễ hội Kate thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, vì vậy du khách nên tự bảo quản tư trang của mình để tránh việc thất thoát tài sản.
  • Tránh nói những điều tục tĩu, mạo phạm thần linh.

6 - Kết luận

  • Lễ hội Kate là một trong những lễ hội truyền thống lớn của đồng bào Chăm được diễn ra hàng năm. Đây không chỉ là lễ hội nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó của người dân địa phương mà còn nhằm quảng bá những nét văn hóa truyền thống, những hình ảnh đẹp của dân tộc Chăm, của đất nước Việt Nam.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội Kate. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ