Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)

Lễ hội Yên Tử là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại miền Bắc nước ta. Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, tại nơi đây thu hút khá nhiều du khách thập phương đến thăm quan, ngắm cảnh và dâng hương lễ Phật cầu cho một năm được bình an, may mắn. Tuy nhiên nguồn gốc lễ hội Yên Tử là gì, giá trị văn hóa ra sao, các hoạt động tại hội Yên Tử thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Lễ hội Yên Tử thờ ai?

  • Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
  • Lễ khai mạc hội Yên Tử diễn ra tại chân núi Yên Tử, Quảng Ninh. Sau khi kết thúc phần khai hội, du khách thập phương bắt đầu di chuyển lên ngôi chùa Đồng trên đỉnh núi để dâng hương. Đến với lễ hội Yên Tử, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ của thiên nhiên, đất trời mà còn có thể khám phá miền đất Phật.

  • Một trong những địa điểm hấp dẫn, thu hút khách du lịch có lẽ là chùa Đồng có độ cao hơn 1000 mét, đây là cơ hội trải nghiệm và rèn luyện sức khỏe của tất cả mọi người. Tiếp đến là ngọn tháp đá, suối Giải Oan, Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Bảo Sái, chùa Một Mái..., tất cả đều là những kiến trúc cổ kính và độc đáo.

2 - Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội Yên Tử

  • Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày khai hội Yên Tử, bắt đầu từ ngày này cho đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm, du khách có thể đến hội Yên Tử để hành hương, lễ Phật. Đây có lẽ là lễ hội lớn nhất tại miền Bắc và có thời gian trẩy hội dài nhất. Trong dịp đầu xuân năm mới, hội Yên Tử sẽ là điểm đến hợp lý để du khách có thể trẩy hội, du xuân.

  • Lễ hội Yên Tử được tổ chức tại Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Cho đến nay lễ hội Yên Tử trở thành một trong những lễ hội đặc sắc, độc đáo và có lượng khách du lịch đông nhất hiện nay.

3 - Khám phá lễ hội Yên Tử

3.1 - Nguồn gốc lịch sử lễ hội Yên Tử

  • Núi Yên Tử được mệnh danh là "danh sơn" của đất Việt, Yên Tử là nơi Phật giáo phát triển nhất và Thiền phái Trúc Lâm ra đời được hình thành từ đây. Trong di tích Yên Tử bao gồm 11 chùa và hơn 100 am tháp. Nổi bật nhất tại Yên Tử là chùa Đồng nằm ở độ cao 1068 mét. Từ những thế kỷ trước, có rất nhiều vị thiền sư, cao tăng, đạo sĩ đến Yên Tử để tu hành bởi đây là nơi vô cùng linh thiêng.
  • Vào triều đại nhà Trần, Yên Tử bắt đầu được xây dựng theo quy mô lớn. Năm 1236, vua Trần Thái Tông đã lên núi Yên Tử tu hành và sau đó là vua Trần Nhân Tông. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông cho kiến thiết lại dòng thiền Trúc Lâm, nhân dân đã tôn vinh ông là Sư Tổ của Phật phái Trúc Lâm, sau đó là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Núi Yên Tử trải qua bao cuộc xây dựng lớn ở các triều đại phong kiến, cho đến nay trờ thành một di tích lịch sử hoành tráng trải dài gần 20km.
  • Lễ hội Yên Tử được cho rằng xuất hiện từ rất lâu trước đó, bởi vào thế kỷ XVII-XVIII, con người đã thấy ngôi chùa trên đỉnh núi Yên Tử có tên Thiên Trúc Tự (chùa Đồng). Yên Tử là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp, hùng vỹ của sông núi nước Nam, đồng thời là nơi vô cùng linh thiêng, bao gồm những giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và sự kỳ diệu của Phật pháp.
  • Hàng năm, vào mỗi dịp đầu xuân năm mới tại Yên Tử diễn ra lễ hội xuân nhằm ghi nhớ những công lao của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và những vị anh hùng của dân tộc.

3.2 - Giá trị văn hóa của lễ hội Yên Tử

  • Lễ hội Yên Tử là một lễ hội lớn, hội tụ những vẻ đẹp của văn hóa tín ngưỡng, truyền thống dân tộc của Việt Nam. Yên Tử là nơi xuất hiện của Thiền phái Trúc Lâm, chứa đựng những giá trị nhân văn và thừa hưởng những nét đẹp của con người, văn hóa đất Việt.
  • Khi đến Yên Tử, mỗi người luôn cảm thấy lòng thật bình an, thanh thản, xóa bỏ mọi tạp niệm, nhận thấy Đức Phật luôn soi sáng và dẫn đường chỉ lối. Thiền phái Trúc Lâm luôn đề cao những phẩm chất, giá trị của con người, vì vậy luôn được nhân dân tôn thờ và kính phục.

3.3 - Ý nghĩa của lễ hội Yên Tử

  • Lễ hội Yên Tử là lễ khai xuân của năm mới, tất cả du khách trên mọi miền đất nước đều đến nơi đây thăm thú cảnh quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông nước hữu tình và cầu may mắn, cầu bình an, cầu tài lộc cho bản thân và đại gia đình. Đây là một lễ hội lớn, chứa đựng đầy ý nghĩa sâu sắc, mang đậm nét đẹp văn hóa, truyền thống và tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam ta. 
  • Thông qua phần nghi lễ tại Yên Tử, du khách có thể hiểu thêm về Phật giáo và những triết lý của Thiền phái Trúc Lâm. Ngoài ra còn nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, sức mạnh và trái tim yêu thương của con người Việt Nam. Đồng thời lễ hội Yên Tử còn là dịp quảng bá những nét đẹp văn hóa, những cảnh thiên nhiên hùng vỹ, tráng lệ của Việt Nam đến với thế giới.

4 - Các hoạt động tại lễ hội Yên Tử

4.1 - Chuẩn bị cho lễ khai mạc

  • Để buổi lễ khai hội Yên Tử diễn ra thuận lợi, thành công, từ nhiều ngày trước đó tại chùa Trình - Yên Tử sẽ tiến hành thực hiện nghi lễ mở của rừng Yên Tử với sự góp mặt của những vị sư tăng của Hội Phật giáo Việt Nam. Trước tiên là nghi lễ dâng hương, niệm Phật, tế cáo thiên địa, trình cáo Đức Phật và các vị thần núi Yên Tử với hi vọng mùa hội Yên Tử được suôn sẻ và gặp nhiều may mắn.

4.2 - Lễ khai hội Yên Tử

  • Sáng ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch chính thức diễn ra lễ khai hội Yên Tử đẻ chào đón du khách thập phương đến thăm quan, dâng hương. Lễ khai mạc được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử ở dưới chân núi Yên Tử. Đầu tiên các vị sư tăng sẽ đọc kinh, cầu nguyện những gì tốt đẹp nhất đến với nhân dân, sau đó là màn đóng dấu thiêng trên ấn Yên Tử.
  • Ngoài ra, tại lễ khai hội còn bao gồm những tiết mục ca múa nhạc góp phần giúp không khí của lễ hội thêm phần náo nhiệt. Du khách còn được dịp chiêm ngưỡng những màn biểu diễn hấp dẫn như thỉnh chuông, gióng trống và chúc phúc đầu năm.

4.3 - Hoạt động sau phần khai hội

  • Lúc này, du khách có thể bắt đầu tiến hành thăm quan các khu di tích tại núi Yên Tử, dâng hương và cúng lễ. Hay có thể hòa mình vào không khí vui tươi của các hoạt động vui chơi như ném còn, kéo co, chọi gà, cờ tướng... Hay có thể chiêm ngưỡng những màn đấu võ, múa rồng và thưởng thức những làn điệu dân ca mang đậm nét văn hóa Việt.

5 - Kinh nghiệm khi đi lễ hội Yên Tử

5.1 - Cách di chuyển đến Yên Tử

  • Với điều kiện giao thông thuận tiện như hiện nay thì việc tới thăm Yên Tử đã trở nên vô cùng dễ dàng và đơn giản. Qúy khách có thể tới đây bằng xe máy, ô tô, xe bus hay máy bay. Đồng thời có rất nhiều tuyến xe phục vụ khách tới tham quan Yên Tử vào lễ hội mùa xuân. Nếu du khách muốn tự mình lái xe đến đây thì có thể tham khảo chỉ dẫn của google map hay bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam.

5.2 - Giá vé tham quan

Để tránh bị chặt chém trong mùa lễ hội, du khách nên tìm hiểu trước các giá vé tham quan, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi trước khi đến núi Yên Tử.

  • Giá vé xe bus từ đền Trình vào Yên Tử: 20.000 đồng.
  • Giá vé xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi Yên Tử: 10.000 đồng.
  • Phòng nghỉ ngơi: Từ 100.000 đến 500.000 đồng.
  • Quán ăn bình dân: 40.000 đến 80.000 đồng 1 suất cơm.

5.3 - Giá cáp treo

Nếu du khách không thể tiếp tục leo lên đỉnh núi vì lý do sức khỏe có thể đi bằng cáp treo.

  • Từ Một Mái đến An Kỳ Sinh, từ Giải Oan đến Hoa Yên: Vé 1 chiều là 120.000 đồng, vé khứ hồi là 200.000 đồng.

6 - Những lưu ý khi đi lễ hội Yên Tử

Khi đến tham gia lễ hội Yên Tử du khách nên lưu ý những điều sau để có một chuyến đi hoàn hảo và thành công:

  • Yên Tử là nơi linh thiêng, nơi thờ phụng thần Phật và những vị thần linh, vì vậy du khách nên mặc những trang phục kín đáo có màu sắc nhã nhặn, thanh lịch. Đồng thời nên mặc quần áo thoải mái để dễ dàng di chuyển và hoạt động.
  • Đến Yên Tử, du khách sẽ phải đi bộ, leo núi quãng đường khá dài, vì vậy nên lựa chọn giày dép thoải mái, tránh bị đau chân.
  • Nên mang theo đồ ăn nhẹ, nước uống, mũ nón để có thể chinh phục đỉnh núi Yên Tử.
  • Nên cầm máy ảnh hay điện thoại để có được những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ và lưu lại những phong cảnh hùng vỹ của thiên nhiên, núi rừng.
  • Khi quá mệt không thể tiếp tục leo núi, du khách có thể sử dụng cáp treo, vừa để giữ gìn sức khỏe, vừa có thể ngắm toàn bộ khung cảnh tại núi Yên Tử.
  • Vào mùa hội chính, lễ hội Yên Tử thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, vì vậy du khách nên tự bảo quản tư trang của mình để tránh việc thất thoát tài sản.
  • Du khách nên tham khảo, đặt trước phòng và khu nghỉ ngơi để tránh việc hết phòng vào mùa lễ hội.

7 - Kết luận

  • Lễ hội Yên Tử là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc nước ta gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Việc tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tôn vinh những công lao to lớn của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời là dịp để quảng bá những hình ảnh đẹp, những danh lam thắng cảnh của Việt Nam đến với thế giới.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội Yên Tử. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ