Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là một trong những lễ hội văn hóa, tâm linh lớn nhất của Phật Giáo. Tuy nhiên lễ Phật Đản diễn ra vào ngày nào, có nguồn gốc ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày Lễ Phật Đản là gì?

  • Lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ trang trọng, thiêng liêng của Phật Giáo, đây là ngày kỉ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào những năm đầu thế kỉ VII trước Công Nguyên.
  • Ngày lễ Phật Đản là đại lễ của đạo Phật với sự hưởng ứng của nhiều quốc gia trên thế giới. Những năm trước 1959, lễ Phật Đản tại một số nước Đông Á theo truyền thống Phật Giáo Bắc Tông diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm và những quốc gia theo Phật Giáo Nam Tông tổ chức vào ngày 15 lâm lịch. Cho đến năm 1950, được sự thống nhất của 26 quốc gia thành viên của Đại hội Phật giáo thế giới đã chính thức lấy ngày 15 tháng 4 âm lịch là ngày Phật Đản Quốc tế.

  • Trước đây, Việt Nam là một trong những quốc gia theo truyền thống Phật Giáo Bắc Tông vì vậy hiện nay, ngoài việc tổ chức lễ Phật Giáo vào ngày 15 tháng 4 theo ngày Phật Đản Quốc tế thì một số địa phương vẫn tiếp tục tiến hành đại lễ vào ngày mùng 8/4. Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam, lễ Phật Đản đã được chuẩn bị, tổ chức vào những ngày đầu tháng 4 cho đến hết ngày 15 tháng 4 với những hoạt động văn hóa, tâm linh độc đáo và ý nghĩa.

2 - Nguồn gốc ngày lễ Phật Đản

  • Ngày lễ Phật Đản là ngày lễ vô cùng quan trọng và thiêng liêng đối với Phật Giáo được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 để kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay còn được gọi là Phật Tất Đạt Đa Cồ Đàm sinh vào năm 624 trước Công Nguyên. Theo nguồn tin ghi lại từ phái Nam Tông, ngày sinh của Đức Phật là ngày 15 tháng 4 âm lịch và phái Bắc Tông cho rằng ngài sinh vào ngày mùng 8 tháng 4.

  • Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân từ hoàng tộc, ngài là Thái Tử Tất Đạt Đa, người kế vị Kapilavastu. Ngài đã không màng vinh hoa phú quý, từ bỏ địa vị, quyền uy để đi tìm ra chân lý, giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh lầm than, cơ cực, để hướng tới cuộc sống bình an, hạnh phúc.

3 - Ý nghĩa ngày lễ Phật Đản

  • Đức Phật đã soi sáng, dẫn lối cho chúng sinh dưới nhân gian, biết được giá trị của cuộc sống. Ngài giảng dạy đạo lý, giúp con người thoát khỏi cảnh tham-sân-si, có được trí tuệ sáng suốt, minh mẫn, tấm lòng lương thiện, từ bi, độ lượng. Đồng thời hướng tới một cuộc sống bình đẳng, tự do, bình an và hạnh phúc.

  • Ngày lễ Phật Đản còn thể hiện được lòng thành kính, biết ơn của người dân, Phật tử đối với Đức Phật, nhờ những bài giảng của Đức Phật đã giúp con người giác ngộ ra mọi điều ý nghĩa. Hơn nữa giúp mỗi người nhận ra những vai trò, giá trị của bản thân, giúp bản thân ngày càng cố gắng, nỗ lực để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, cho đất nước, hướng tới một xã hội văn minh, thịnh vượng.
  • Ngoài ra, Đức Phật còn soi sáng tâm hồn, giúp những người đã trót làm điều sai phạm trong quá khứ nhận ra lỗi lầm, chân lý của cuộc đời, thay đổi bản thân, tích cực tu tập để có được cuộc đời an yên, không muộn, không phiền.

4 - Những nghi lễ trong ngày lễ Phật Đản

Đại lễ Phật Đản bao gồm nhiều nghi lễ trang trọng, thiêng liêng cụ thể như sau:

  • Phần dẫn nhập: Nguyện Hương, Tán Phật, Đảnh lễ Tam Bảo, Tán Hương, Phát Nguyện Trì Kinh, Tán Dương Giáo Pháp.
  • Phần chánh kinh: Tổ chức cuộc thi kể về cuộc đời của Đức Phật và những công ơn to lớn của ngài đối với chúng sinh, trần gian.
  • Phần hồi hướng: Kinh Tinh Hoa Trí Tuệ, Kệ Tắm Phật (Mộc Dục), Xướng lễ cuộc đời Đức Phật, Sám Phật Đản, Sám Khánh Đản, Mười Nguyện Phổ Hiền, Hồi Hướng Công Đức, Lời nguyện cuối và Đảnh lễ Ba Ngôi Báu.

5 - Vào ngày lễ Phật Đản nên làm gì?

Trong ngày lễ Phật Đản, tất cả Phật tử đều một lòng hướng về Đức Phật và tiến hành những hoạt động sau để tâm hồn luôn được thanh tịnh, an yên.

5.1 - Đi lễ chùa

  • Vào ngày lễ Phật Đản, hầu hết người dân địa phương, Phật tử đều đến chùa để lễ Phật cầu bình an, cầu may mắn cho bản thân, gia đình và những người thân yêu. Đồng thời được chiêm ngưỡng những hoạt động văn hóa tâm linh đầy ý nghĩa.

5.2 - Ăn chay niệm Phật

  • Mừng Đại lễ Phật Đản, Phật tử nên ăn chay, niệm Phật, giúp tâm hồn được an yên.

5.3 - Nghe thuyết giảng đạo Phật

  • Ngày lễ Phật Đản, tại các ngôi chùa đều có những vị Hòa thượng giảng đạo Phật, giúp con người nhận ra chân lý của cuộc đời, nên làm gì và không nên làm gì để có được cuộc sống an yên. Ngoài ra, giúp con người giác ngộ, nhận ra những sai trái, từ đó hồi hương, sám hối, tu tâm dưỡng tính để sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn.

5.4 - Lau dọn bàn thờ

  • Việc lau dọn bàn thờ thần Phật, tổ tiên là việc làm bày tỏ sự kính trọng, biết ơn đến Đức Phật và ông bà tổ tiên. 

5.5 - Tích cực làm nhiều việc thiện

  • Một trong những đạo lý của Phật giáo luôn truyền tải đến Phật tử đó là luôn giữ tâm lương thiện, làm nhiều việc tốt, có ích với xã hội, điều này không chỉ cho thấy sự khoan dung, độ lượng, tấm lòng cao cả của con người mà còn để mọi người hiểu được cho đi chính là nhận lại.

5.6 - Phóng sinh

  • Trong ngày lễ Phật Đản, phóng sinh là việc làm vô cùng ý nghĩa, cho thấy được sự khoan dung, nhân hậu của Phật tử, đồng thời giúp lòng luôn thoải mái, bình an.

6 - Những điều lưu ý trong lễ Phật Đản

Đại lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại nhất của Phật Giáo, để thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với Đức Phật cũng như có được cuộc sống an yên, hạnh phúc mỗi người nên lưu ý những điều sau đây:

  • Lễ Phật Đản là ngày lễ vô cùng thiêng liêng, vì vậy khi đến chùa tham dự đại lễ, Phật tử nên ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm, kín đáo, nên chọn trang phục có màu sắc nhã nhặn, tránh lòe loẹt, hở hang.
  • Tránh sát sinh trong ngày lễ Phật Đản, bởi Đức Phật luôn giảng dạy vạn vật trên thế gian đều bình đẳng, đều được quyền sống, quyền tự do, việc sát sinh sẽ khiến nghiệp chướng của bản thân thêm nặng, khó có được một cuộc đời bình an, thanh thản.
  • Chùa chiền là nơi trang trọng, linh thiêng, vậy nên tránh nói những điều bất kính với thần linh, Đức Phật. Đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày mỗi người cũng không nên nói những điều không hay, không nên nói xấu người khác, nói những điều tục tĩu, hay nặng lời khiến người khác tổn thương.

7 - Kết luận

  • Lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ lớn của Phật Giáo có nghĩa vô cùng thiêng liêng, là ngày tưởng nhớ đến công ơn của Đức Phật đã giúp chúng sinh thoát khỏi lầm than, cơ cực. Đồng thời là lời nhắc nhở mỗi người nên sống hiền lành, tử tế, tránh làm những việc trái lương tâm, đạo đức con người thì cuộc sống ắt sẽ được bình an và hạnh phúc.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày lễ Phật Đản. Cảm ơn qúy độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ