Nam Bộ kháng chiến

Nam Bộ kháng chiến là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại và thiêng liêng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên Nam Bộ kháng chiến diễn ra vào thời gian nào, có kết quả ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Nam Bộ kháng chiến

  • Nam Bộ kháng chiến là cuộc chiến tranh xảy ra giữa Việt Nam và 3 nước Anh, Pháp, Nhật, chúng đã bắt tay nhau đánh chiếm Việt Nam và bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta vào ngày 23/9/1945, khi Việt Nam vẫn đang gồng mình chiến đấu với thực dân Pháp chống lại việc Pháp chiếm đánh Nam Bộ một lần nữa. Thời gian đầu, phong trào đấu tranh diễn ra tai Nam Bộ, dần dần lan rộng ra các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

  • Hàng năm vào ngày 23/9 dương lịch, nhân dân cả nước cùng hướng về Nam Bộ với những niềm trân trọng, hân hoan, dường như lịch sử huy hoàng của dân tộc vẫn còn vang mãi, đồng thời trong trái tim mỗi người dân Việt Nam vẫn luôn tự hào về đất nước, con người Việt Nam qua từng thời đại, tự hào về ý chí quyết tâm, kiên cường bất khuất của toàn Đảng, toàn dân, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp và giàu mạnh như ngày hôm nay.

2 - Bối cảnh lịch sử

  • Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương đồng thời chuẩn bị thực hiện những âm mưu lớn hơn. Tại các tỉnh Nam Kỳ đã tổ chức  hội Thanh niên Tiền phong nhằm củng cố lực lượng cách mạng, và chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa 1945. 
  • Sau cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta luôn phải chiến đấu với thù trong giặc ngoài và chuẩn bị lực lượng để phản công khi Pháp cùng quân Đồng Minh tái xâm lược nước ta. 
  • Ngày 22/8/1945, tay sai của Pháp là Jean Cedile đã nhảy dù xuống Biên Hòa, bị nhân dân nơi đây bắt sống và giao cho quân Nhật, tuy nhiên đã được thả tự do ngay sau đó. 5 ngày sau, Cedile gặp Trần Văn Giàu và yêu cầu cho Pháp nắm quyền cai trị Việt Nam, tuy nhiên Trần Văn Giàu vẫn một mực ép Pháp công nhận nước ta là đất nước độc lập, tự do. Ngày 3/6/1946, Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ ra đời nhằm chia rẽ miền Nam Việt Nam thành một bộ phận riêng biệt. 

  • Ngày 14/8/1945, Mặt trận Quốc gia Thống nhất ra đời, là sự sáp nhập của Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng, Thanh niên Tiền phong, Tịnh độ cư sĩ Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Liên đoàn công chức... Ngày 21/8/1945, tất cả nhân dân Sài Gòn đã xuống đường phố để biểu tình, đồng thời ca ngợi tinh thần, ý chí của các chiến sĩ Sài Gòn.
  • Ngày 9/9/1945, Việt Minh đã cho điều chỉnh tại Ủy ban Hành chính Lâm thời, đề cao khối đại đoàn kết, tránh việc chia rẽ nội bộ, song tổ chức nhanh chóng tan rã chỉ sau nửa tháng bởi sự không thống nhất cũng như những nỗi lo sợ. Lúc này Anh và Pháp đang câu kết để thôn tính Việt Nam. Vì vậy ngày 17/9/1945, Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ phát động nhân dân tham gia biểu tình để chống lại những kế hoạch đen tối của Pháp - Anh.
  • Việt Nam lúc này đang thực sự vô cùng khó khăn khi bị 3 quốc gia Đồng Minh là Anh - Pháp - Nhật cùng bắt tay chiếm đánh, gây tổn thất nặng nề về người và của cải. Điều này càng khiến các phong trào đấu tranh, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra mạnh mẽ bởi không thể khoanh tay đứng nhìn chúng đàn áp, tra tấn và bóc lột nhân dân Việt Nam.

3 - Công tác chuẩn bị kháng chiến

  • Toàn Đảng toàn dân đã sớm nhận ra những âm mưu của các nước Pháp, Anh, Mỹ và Nhật trong việc xâm chiếm, thông tính Việt Nam. Trong tình hình này Ủy ban Nhân dân Nam Bộ vẫn phải tỏ ra bình thản, tăng cường những công tác ngoại giao, hợp tác quốc thế, thể hiện được thiện chí muốn bảo vệ hòa bình, chấm dứt chiến tranh, nhưng vẫn phải khẩn trương chuẩn bị mọi lực lượng, quân tư trang cho cuộc kháng chiến Nam Kỳ để đảm bảo không có sai sót nào xảy ra, hạn chế việc thiệt hại về người và của.

  • Ủy ban Kháng chiến Nam bộ cùng Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn đã ra đời và hoạt động trong âm thầm để đánh lạc hướng của đế quốc thực dân. Mặc dù lúc này, so về lực lượng, quân tư trang của Việt Nam sẽ phần nào hạn chế hơn so với Pháp bởi chúng có sự viện trợ của Anh. Tuy nhiên Đảng và Nhà nước đã vạch ra chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, tập kích bất ngờ để chúng không kịp trở tay, phá hủy toàn bộ những kho vũ khí, đạn dược và cắt đứt nguồn viện trợ của Pháp. Ngoài ra, bí mật sơ tán người già, trẻ em về khu an toàn để hạn chế những tổn thương không đáng có.

4 - Diễn biến ngày Nam Bộ kháng chiến

  • Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp tiến đánh Ủy ban nhân dân Nam Bộ, chính thức tái xâm lược Việt Nam. Ngay trong hôm đó, Xứ ủy Nam Bộ đã mở cuộc họp, phát động nhân dân Nam Bộ đứng lên khởi nghĩa chống Pháp. Tại miền Bắc, Chính phủ cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn hướng về miền Nam và luôn nghĩ ra phương pháp giải quyết. 
  • Chiều ngày 23/9/1945, nhận được lời kêu gọi, động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Nam Bộ đã đứng lên đấu tranh chống lại thực dân Pháp, chúng ta đánh Pháp theo chủ trương đánh nhanh thắng nhanh, quân ta phá hủy toàn bộ địa căn cứ của Pháp, đốt tàu quân sự, tiếp tế của Pháp. Tuy nhiên thực dan Pháp nhận được viện trợ của Anh và Nhật nên chúng càng bành chướng, tiến hành xâm lược trên diện rộng.
  • Sau hơn 1 tháng anh dũng chiến đấu với thực dân Pháp, quân và dân Nam Bộ đã có thêm những kinh nghiệm thực chiến, phần nào củng cố niềm tin, sức mạnh, và tăng cường khối đại đoàn kết, ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước.

  • Cuộc kháng chiến Nam Bộ với sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước cùng nhân dân trên mọi miền Tổ quốc đã phần nào được tiếp thêm sức mạnh. Đảng cùng toàn dân luôn hướng về miền Nam, đồng thời trên khắp cả nước đều diễn ra những phong trào ủng hộ, động viên cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ. Sau đó, các chiến sĩ tại các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ đã xung phong tới giúp sức cho nhân dân Nam Bộ, cùng nhau đấu tranh để đất nước nhanh chóng giành được hòa bình, tự do và toàn vẹn lãnh thổ.
  • Tháng 12/1945, với sự chung sức chung lòng của toàn Đảng, toàn dân kháng chiến Nam Bộ đã đạt được những thành tựu nhất định, phá tan kế hoạch xâm chiếm thuộc địa của Pháp khiến chúng buộc phải đàm phán với quân ta.

5 - Ý nghĩa ngày Nam Bộ kháng chiến

  • Ngày Nam Bộ kháng chiến đã cho thấy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm, kiên cường bất khuất, một lòng hướng về Đảng và cách mạng của toàn bộ quân và dân Việt Nam. Qua đó khẳng định được những nghĩa cử, truyền thống cao đẹp của đất nước, con người Việt Nam, rút ra những bài học quý giá, góp phần vào những thắng lợi của những cuộc khởi nghĩa sau này, giúp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • Ngọn lửa chiến đấu, lòng quyết tâm giành lại chủ quyền, độc lập, tự do vẫn luôn nhen nhóm trong lòng mỗi người dân Việt Nam thời bấy giờ. Tất cả cùng nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, trung thành với Đảng, có niềm tin tuyệt đối vào những đường lối, chính sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ chờ thời cơ hợp lý là toàn quân toàn dân sẽ đồng lòng đứng lên đấu tranh, phất cờ khởi nghĩa để mang lại cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

  • Bên cạnh đó, Nam Bộ kháng chiến phần nào làm ảnh hưởng đến những âm mưu thôn tính, xâm chiếm thuộc địa của Anh và Nhật, vẫn luôn viện trợ cho thực dân Pháp tiến đánh nước ta.
  • Đồng thời còn cho thấy niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, sự trung thành với Đảng và Nhà nước, luôn nhắc nhở toàn dân sống và làm việc theo chủ trương của Đảng, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thúc đẩy các thế hệ mai sau cần học tập, noi theo tấm gương của những thế hệ đi trước, không ngừng nỗ lực, cố gắng để xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, vững bền để không phụ lòng những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, giành lại độc lập tự do, để chúng ta cho được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và ấm no.
  • Ngoài ra, còn khẳng định được một chân lý, chỉ cần các quốc gia đang bị áp bức, xiềng xích luôn đoàn kết một lòng, có ý chí chiến đấu, lòng yêu nước cùng những sách lược đúng đắn thì chắc chắn sẽ giành được độc lập, tự do. Ngày Nam Bộ kháng chiến góp phần lớn vào việc cổ vũ, khích lệ, động viên các quốc gia trên thế giới đứng lên đấu tranh để giành lại tự do, hướng đến một thế giới hòa bình và văn minh.

6 - Kết luận

  • Nam Bộ kháng chiến là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam, gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước. Đây là ngày mỗi người dân không khỏi tự hào, xúc động về dân tộc, đất nước, con người Việt Nam qua từng thời đại. Đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta luôn cố gắng, phấn đấu để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về Nam Bộ kháng chiến 23/9/1945. Cảm ơn qúy độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ