Ngày của cha

Ngày của cha là một trong những ngày lễ vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng, là dịp để con cái bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đến những người cha thân yêu. Tuy nhiên Ngày của cha diễn ra vào thời gian nào, có nguồn gốc ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày của cha là ngày nào?

  • Ngày của Cha hay còn được biết đến với tên gọi Father's Day, là ngày lễ vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng, là dịp để những người con bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương đến những người cha của mình. Ngày của Cha không diễn ra theo một ngày cụ thể nào trong năm, mà thường được tổ chức vào tháng 4, 5, 6 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên nhiều quốc gia trên thế giới đã thống nhất tổ chức kỷ niệm Ngày của Cha vào Chủ nhật tuần thứ 3 trong tháng 6 dương lịch.

1.1 - Nguồn gốc ra đời Ngày của cha

  • Những năm đầu thế kỷ 20, tại khu vực phía Tây Virginia đã diễn ra một vụ thảm họa thương tâm, trong đó có hơn 360 người đàn ông, đều là trụ cột chính của gia đình đã qua đời vì tai nạn hầm mỏ Monongah. Ngày 5/7/1908, bà Grace Golden Clayton đã đứng lên kêu gọi tất cả mọi người cùng tham gia buổi lễ tri ân, tưởng niệm những người chồng, người cha mất trong vụ tai nạn năm đó, đồng thời cha của bà cũng là một trong những nạn nhân xấu số.
  • Kể từ đó, hàng năm vào mỗi ngày chủ nhật gần với sinh nhật người cha của mình, bà đều tổ chức lễ kỷ niệm và quốc gia đã coi ngày đó là Ngày của cha. Tuy nhiên, đây là một sự kiện do cá nhân đứng lên kêu gọi mà không được sự chấp thuận của các tổ chức hay quốc gia, vì vậy những năm sau đó Ngày của cha đã không thể tiến hành.
  • Thật may mắn, ý tưởng lớn gặp nhau, trong buổi lễ kỷ niệm Ngày của mẹ, cô nàng Sonora Dodd đã nghĩ rằng tại sao có ngày của mẹ mà không có ngày của cha. Những người cha hàng ngày lao động mệt nhọc, hi sinh mọi thứ để vợ con, gia đình của mình có được cuộc sống hạnh phúc, sung túc, lẽ ra đáng được trân trọng và tôn vinh. Sonora Dodd đã tổ chức Ngày của cha trùng với ngày sinh nhật của người cha của mình vào ngày 19/6 hàng năm. Trùng hợp với bà Grace Golden Clayton đều tổ chức lễ kỷ niệm vào tháng 6 dương lịch.
  • Bắt đầu từ năm 1966, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã quyết định lấy ngày Chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 6 dương lịch hàng năm là Ngày của cha. Tại Mỹ và một số quốc gia trên thế giới đã thống nhất tổ chức Ngày của cha vào chủ nhật thứ 3 của tháng 6 trong năm.

1.2 - Ý nghĩa Ngày của cha

  • Ngày của cha là ngày lễ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng, đây là dịp để mỗi người con bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến những người cha đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta nên người, cho chúng ta ăn học, vui chơi, có được cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Đồng thời đây là ngày lễ nhằm tri ân, tôn vinh những công lao, sự hi sinh thầm lặng của mỗi người cha trên thế giới.
  • Đặc biệt muốn nhắc nhở những ai đang còn cha hãy đối xử thật tốt với những người cha của mình, dành nhiều thời gian bên cha, không nên làm cha buồn, thất vọng để tránh khi mất đi mới thực sự hối tiếc và day dứt. 

2 - Ngày của cha ở các quốc gia trên Thế giới

2.1 - Ngày của cha trên thế giới

  • Tại Mỹ và một số quốc gia châu Âu: Ngày của cha được tổ chức vào ngày chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 6 dương lịch hàng năm. Vào ngày này những người con sẽ gửi tặng đến người cha của mình những lời chúc và món quà ý nghĩa.
  • Tại Ý: Hàng năm tại Ý tổ chức ngày của cha vào ngày 19/3 dương lịch. Đồng thời ngày này trùng với ngày sinh của Thánh Giuse toàn thể công dân Ý được nghỉ lễ để tổ chức tiệc bên gia đình và những người thân yêu.
  • Đức: Ngày của cha tại Đức diễn ra sau lễ Phục Sinh khoảng 40 ngày, thông thường sẽ rơi vào khoảng tháng 5 và tháng 6 dương lịch.
  • Trung Quốc: Tại Trung Quốc, Ngày của cha thường tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 3 trong tháng 6 dương lịch giống với Mỹ và các nước châu Âu.
  • Đài Loan: Tại Đài Loan, Ngày của cha được tổ chức vào ngày 8/8 dương lịch, điều này được bắt nguồn từ phiên âm của số 8 gần giống với "baba", cách gọi cha của người Đài Loan.
  • Các nước Trung Đông: Hàng năm vào ngày 21/6 dương lịch, mọi người dân nơi đây cùng tổ chức ngày lễ của cha vô cùng long trọng và hoành tráng, đây là ngày gắn liền với những ý nghĩa lịch sử của vùng đất nơi đây.
  • Tại Úc, New Zealand, Guinea: Ngày của cha được tiến hành vào chủ nhật đầu tiên của tháng 9 dương lịch.
  • Thái Lan: Ngày của cha tại đây diễn ra vào ngày 5/12 dương lịch hàng năm trùng với ngày sinh của Vua Bhumibol Adulyadej.

2.2 - Ngày của cha tại Việt Nam

  • Tại Việt Nam, ngày của cha cũng không được tổ chức theo một ngày cụ thể trong năm mà thường diễn ra vào chủ nhật thứ 3 của tháng 6 dương lịch, giống với một số nước châu Âu. Ngoài ra, ngày lễ Vu Lan báo hiếu cũng được coi là ngày toàn dân Việt Nam bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến cha mẹ của mình bằng những món quà, những lời chúc ý nghĩa, chứa chan tình yêu thương.

3 - Các hoạt động mừng Ngày của cha

  • Ngày của cha là một trong những ngày lễ đặc biệt và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đây là ngày để mỗi người con bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đến những người cha bằng những món quà chất chứa tình yêu. Nhiều quốc gia coi ngày của cha là một ngày lễ lớn trong năm, họ tổ chức nhiều hoạt động vô cùng đặc sắc để chào mừng và kỷ niệm ngày lễ của cha.

3.1 - Tại Mỹ

  • Hàng năm, vào mỗi ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 6, toàn dân nước Mỹ đều cùng nhau tổ chức lễ kỷ niệm ngày của cha long trọng, hoàng tráng. Trên khắp đường phố đều có những màn trình diễn ca nhạc, nhảy múa đặc sắc với sự tham gia của trẻ em và người lớn. Sau đó, cả gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng thưởng thức những món ăn truyền thống, các con sẽ gửi đến người cha của mình những món quà nhỏ và ý nghĩa.

3.2 - Tại Ý

  • Ý là một trong những quốc gia có ngày của cha được tổ chức khá lớn bởi trùng với ngày kỷ niệm của đạo Công giáo. Tất cả mọi người cùng nhau tổ chức tiệc tùng, tham gia các hoạt động trong gia đình, tập thể, cùng gia đình đi du lịch, đi ăn uống hay đi chơi. Những đứa trẻ sẽ gửi tặng đến cha của mình bài thơ, bài hát và những món quà.

3.3 - Tại Đức

  • Trong ngày của cha tại Đức sẽ có những đoàn xe trên phố, trên xe có những trái cây, đồ ăn truyền thống để đi khắp đường phố, nẻo đường để mọi người có thể cùng hòa xuống đường phố để tham gia. Đồng thời những người đã làm cha sẽ được đoàn xe gửi tặng món quà thật ý nghĩa.

3.4 - Tại Thái Lan

  • Đặc biệt, tại Thái Lan mọi người sẽ hái hoa Canna để tặng cho cha của mình, bởi hoa Canna sở hữu sự mạnh mẽ, kiên cường giống với những người cha, không chịu khuất phục trước khó khăn, vất vả, dù thế nào vẫn mạnh mẽ, vươn cao.

3.5 - Tại Nhật Bản

  • Ngày của cha tại Nhật Bản cũng được tổ chức giống với những quốc gia khác. Trong ngày này, con cái sẽ gửi tặng cha mình những món quà thiết thực và ý nghĩa như thuốc bổ, quần áo, cà vạt, thắt lưng...

4 - Gợi ý quà tặng trong Ngày của cha

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà mỗi người có thể gửi tặng cho người cha của mình những món quà khác nhau. Tuy nhiên những người cha không cần những món quà quá cao sang, đắt đỏ, mà đôi khi chỉ cần những món quà nhỏ yêu thương, hay những lời chúc ngọt ngào cũng khiến họ cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng.

4.1 - Đồng hồ

  • Đây là món quà khá thiết thực, vừa giúp cha có thể quản lý thời gian, đồng thời cũng là món trang sức được ưa chuộng và dễ sử dụng.

4.2 - Thuốc bổ, thực phẩm dinh dưỡng

  • Sức khỏe là thứ quan trọng nhất, vì vậy mỗi người con có thể gửi tặng đến cha của mình những hộp thuốc bổ, vitamin hay những thực phẩm chức năng, bổ sung dinh dưỡng giúp cha của mình ngày càng khỏe mạnh và dẻo dai, sống lâu cùng con cái.

4.3 - Trà ngon

  • Sau bữa cơm gia đình là khoảng thời gian tất cả mọi người cùng quây quần bên nhau, nói chuyện, tán gẫu. Hộp trà ngon cũng là món quà thiết thực và vô cùng hợp lý.

4.4 - Hoa và thiệp

  • Dù là những người đàn ông mạnh mẽ, tuy nhiên chắc hẳn mỗi người cha sẽ vô cùng xúc động khi nhận được món quà này, bởi cho thấy sự trưởng thành, khôn lớn của các con.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tặng cho người cha của mình thắt lưng, cà vạt, quần áo, giày dép, máy massage hay những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống.

5 - Những lời chúc hay và ý nghĩa trong Ngày của cha

  • Chúc mừng Ngày của cha, chúng con chúc bố luôn mạnh khỏe, bình an và luôn đồng hành cùng chúng con trên mọi nẻo đường đời.
  • Nhân Ngày của cha, chúc người đàn ông của gia đình luôn mạnh khỏe, tươi trẻ và thành công trong cuộc sống.
  • Có cha trên đời là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với chúng con, chúc mừng Ngày của cha.
  • Nhân Ngày của cha chúc cha luôn vui vẻ, hạnh phúc, cha là niềm tự hào của chúng con.

  • Cảm ơn cha đã luôn ở bên con, chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng con nên người và luôn dõi theo từng bước đi của con, chúc mừng ngày của cha.
  • Nhân Ngày của cha, chúng con cảm ơn công sinh thành dưỡng dục của cha, chúng con thật may mắn khi làm con của mẹ.
  • Thật tuyệt vời khi có cha, nhân ngày của cha chúc cha luôn hạnh phúc, bình an và thành công.
  • Chúc mừng Ngày của cha, cảm ơn cha đã sinh con ra, cho con một gia đình ấm áp, hạnh phúc, luôn ở bên con, an ủi, động viên, giúp con vững bước trên con đường phía trước.

6 - Kết luận

  • Ngày của cha là một trong những ngày có ý nghĩa đặc biệt và sâu sắc nhất trong năm. Đây là dịp để mỗi người con bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đến những người cha của mình đã luôn bên cạnh, nâng niu, đồng hành cùng mình trên mọi nẻo đường đời bằng những món quà nhỏ, ý nghĩa và chứa chan tình yêu thương.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về Ngày của cha. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ