Ngày Doanh nhân Việt Nam

Ngày Doanh nhân Việt Nam là một trong những ngày lễ đặc biệt, nhằm tri ân, tôn vinh những doanh nhân, thuơng nhân, những người làm ăn kinh doanh có cống hiến, đóng góp lớn trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên ngày Doanh nhân Việt Nam diễn ra vào thời gian nào, có nguồn gốc ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày Doanh nhân Việt Nam

  • Ngày Doanh nhân Việt Nam là một trong những ngày có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng, diễn ra vào ngày 13/10 dương lịch hàng năm. Vào ngày này, ở các tỉnh thành đều tổ chức những buổi lễ kỷ niệm nhằm tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các doanh nhân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh và vững bền.
  • Trong ngày 13/10 hàng năm, những doanh nhân, thuơng nhân, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại, làm ăn kinh doanh thường nhận được những lá thư chúc mừng cùng những món qùa ý nghĩa từ gia đình, bạn bè, người thân, doanh nghiệp và Nhà nước.

1.1 - Doanh nhân là ai?

  • Trong giai đoạn về trước, doanh nhân là những thương nhân trao đổi hàng hóa, làm ăn buôn bán. Hiện nay, doanh nhân là những người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, thực hiện các hoạt động thương mại, công nghiệp. Với mục đích tạo ra đồng tiền và lợi nhuận cho bản thân, doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho biết bao người lao động toàn quốc, góp phần lớn vào sự tăng trưởng về kinh tế và thương mại quốc gia.

2 - Nguồn gốc ra đời ngày Doanh nhân Việt Nam

  • Vào ngày 20/9/2004, dựa trên quyết định số 900/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ chính thức lấy ngày 13/10 dương lịch hàng năm là ngày Doanh nhân Việt Nam. Kể từ khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư tới bộ Công thuơng Việt Nam, nhấn mạnh vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm và tầm quan trọng của giới Công thương trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. 

  • Hiện nay, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam dần khẳng định được vị trí trên toàn thế giới về kinh tế, xã hội, một phần nhờ vào sự cống hiến, cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ của những thương gia, doanh nhân Việt Nam biết tận dụng, thực hiện theo đường lối đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Theo quyết định 900/QD-TTg đã cụ thể hóa đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những chính sách nhằm thúc đẩy, xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp vững mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt, góp phần nâng cao nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, vững mạnh, có thể sánh vai đuợc với các cường quốc năm châu.

3 - Ý nghĩa ngày Doanh nhân Việt Nam

Ngày Doanh nhân Việt Nam không chỉ là ngày tri ân, tôn vinh các doanh nhân mà còn là ngày mang dấu ấn lịch sử quan trọng và vĩ đại trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà.

3.1 - Thúc đẩy kinh tế quốc gia và hội nhập quốc tế

  • Ngày Doanh nhân Việt Nam khẳng định được những ưu điểm trong chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mỗi doanh nhân. Đồng thời góp phần lớn vào việc thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phát triển hùng mạnh, phát triển kinh tế nước nhà và hội nhập quốc tế.

3.2 - Tôn vinh, ngợi ca những doanh nhân ưu tú

  • Hàng năm, có biết bao doanh nhân, người lao động, giới tri thức đã đạt được những thành tựu lớn nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của bản thân để giành được vinh quang, góp phần phát triển bản thân, doanh nghiệp và đất nước. Ngày Doanh nhân Việt Nam ra đời nhằm tôn vinh, tri ân những doanh nhân thành công, những người đã tạo ra công ăn việc làm cho biết bao người lao động cả nước, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà, giúp đất nước ngày càng giàu mạnh và vững bền.

3.3 - Cổ vũ, động viên, khích lệ doanh nhân

  • Hiện nay là thời kỳ hội nhập quốc tế, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế và tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Ngày Doanh nhân Việt Nam giúp các doanh nhân nhận thức được đường lối đúng đắn, cổ vũ khích lệ các doanh nhân ngày càng tích cực tham gia kinh doanh sản xuất, giúp nền công nghiệp nước nhà hùng mạnh và ngày một vươn xa.

4 - Những hoạt động kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam

  • Vào mỗi dịp 13/10 hàng năm, tại một số địa phương, thành phố hay các doanh nghiệp lớn tổ chức lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam với những hoạt động bổ ích, những chương trình văn nghệ hấp dẫn và trao những phần quà ý nghĩa.

4.1 - Tổ chức các hoạt động thể thao

  • Vào ngày Doanh nhân, các hoạt động thể thao được tổ chức để các doanh nhân giao lưu, học hỏi, có thêm những mối quan hệ mới, được tham gia những chương trình bổ ích, ý nghĩa. Đồng thời là dịp để khẳng định vai trò, công lao và cống hiến của những doanh nhân đối với sự nghiệp xây dựng và đổi mới kinh tế đất nước. Một số môn thể thao được diễn ra tại lễ kỷ niệm bao gồm: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, golf, bóng bàn, tennis...

4.2 - Tổ chức chương trình văn nghệ

  • Ngoài ra tại các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp, công ty cũng tổ chức những buổi trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc với sự tham gia, hưởng ứng nồng nhiệt từ toàn thể cán bộ và nhân viên, tạo nên một không khí sôi động và náo nhiệt, giúp lễ kỷ niệm trở nên thật sinh động và ý nghĩa.

4.3 - Trao tặng những phần quà cho doanh nhân

  • Trong ngày Doanh nhân Việt Nam, Nhà nước, chính quyền địa phương gửi tặng những bó hoa tươi thắm, cùng thư chúc mừng và những phần quà ý nghĩa đến những doanh nhân nhằm tri ân, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những cống hiến của doanh nhân nhằm cổ vũ, động viên các doanh nhân ngày càng cố gắng, nỗ lực hơn để tạo ra những thành tựu lớn cho bản thân và cho sự nghiệp phát triển đất nước.

5 - Một số lời chúc hay và ý nghĩa ngày Doanh nhân Việt Nam

  • Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, chúc tất cả doanh nhân, người làm ăn kinh doanh luôn mạnh khỏe, gặt hái được nhiều thanh công trong công việc kinh doanh.
  • Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, xin kính chúc các doanh nhân luôn mạnh khỏe, vui vẻ, thành công, cống hiến hết mình cho việc xây dựng nước nhà.
  • Chúc mừng ngày Doanh nhân Việt Nam, xin gửi tới những vị doanh nhân những lời chúc tốt đẹp nhất, chúc các bạn luôn thành công trên con đường phía trước.
  • Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, chúc các doanh nhân luôn giữ vững phong độ, mạnh khỏe, công thành danh toại, sự nghiệp hanh thông.
  • Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, chúc tất cả doanh nhân, thương gia trên mọi miền Tổ quốc ngày một mạnh khỏe, thành công và đưa đất nước lên tầm cao mới.

6 - Kết luận

  • Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những doanh nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà. Đây là ngày tri ân, tôn vinh những đóng góp, cống hiến to lớn của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh và vững bền.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp qúy độc giả có thêm kiến thức về ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ