Ngày Phụ nữ Việt Nam

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một trong những ngày có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và thiêng liêng, gắn liền với những sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên ngày Phụ nữ Việt Nam diễn ra vào thời gian nào, có nguồn gốc lịch sử ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày Phụ nữ Việt Nam

  • Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng đối với toàn thế phụ nữ Việt Nam và nhân dân cả nước diễn ra vào ngày 20/10 dương lịch hàng năm. Đây là dịp tôn vinh, tri ân những cống hiến và đóng góp lớn của hội phụ nữ Việt Nam trong công cuộc giải phóng, xây dựng và phát triển đất nước. Vào ngày 20/10, tất cả chị em phụ nữ trên mọi miền Tổ quốc đều nhận được những món quà ý nghĩa từ bạn bè, chồng con, đồng nghiệp và những người thân yêu.

1.1 - Nguồn gốc ngày Phụ nữ Việt Nam

  • Trong những năm phong kiến, phụ nữ luôn phải nhận thiệt thòi, đắng cay, chịu cảnh áp bức và trải qua nhiều nỗi bất hạnh, tủi nhục và không được nâng niu, trân trọng. Vì vậy tất cả chị em phụ nữ đều ấp ủ hi vọng đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi, đòi quyền bình đẳng. Từ xưa đến nay, Việt Nam có biết bao nữ anh hùng đã kiên cường, bất khuất đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do. Điển hình là Bà Trưng, Bà Triệu hay trong những năm hoạt động cách mạng có nữ anh hùng Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Định, Chị Út Tịch, Hoàng Thị Ái, Nguyễn Thị Minh Khai...đã cho thấy phụ nữ Việt Nam không hề thua kém bất kỳ ai, vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà.
  • Trong giai đoạn 1927-1928, Hội Phụ nữ tích cực vận động các chị em cùng tham gia cách mạng, đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, đồng thời tạo công ăn việc làm cho tất cả chị em phụ nữ bằng việc truyền dạy nghề truyền thống, xóa đói giảm nghèo và dạy các chị em biết đọc, biết viết.
  • Năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều phong trào đấu tranh trên cả nước cũng trong giai đoạn khốc liệt. Khi đó, có hàng vạn chị em phụ nữ tham gia vào Hội phụ nữ giải phóng quân, hỗ trợ quân đội và trực tiếp đứng lên đấu tranh giành chính quyền và độc lập tự do.
  • Ngày 20/10/1930, thông qua các Nghị quyết của Đảng và nhân dân ngày Phụ nữ Việt Nam chính thức ra đời, sau này đổi tên thành Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam. Kể từ đó, ngày 20/10 dương lịch hàng năm trở thành ngày lễ kỷ niệm của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam.

1.2 - Ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam

  • Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày tri ân, tôn vinh tất cả chị em phụ nữ. Phụ nữ là những người đã phải chịu biết bao tủi nhục, đắng cay, luôn hi sinh thầm lặng để các con, gia đình được êm ấm, hòa thuận, đồng thời luôn cam chịu cảnh "Trọng nam khinh nữ" trong thời phong kiến. Trong những năm kháng chiến, có biết bao phụ nữ đã phải chịu nỗi đau mất chồng, mất con, mất đi người mình thương yêu nhất. Tuy nhiên họ vẫn mạnh mẽ để chăm lo cho các con, là hậu phương vững chắc của tiền tuyến, không ngại khó khăn, nguy hiểm để tham gia vào cách mạng, góp phần lớn vào chiến thắng hào hùng của dân tộc. Ngày nay là xã hội bình quyền, nam nữ bình đẳng, vì vậy phụ nữ xứng đáng nhận được tất cả những gì tốt đẹp nhất.
  • Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tăng gia sản xuất, đẩy mạnh nền kinh tế đất nước. Người phụ nữ có thể làm được tất cả mọi việc, từ chăm lo chồng con, gánh vác mọi việc trong gia đình, cho đến cầm quyền, lãnh đạo. Hiện nay, có rất nhiều phụ nữ tài giỏi, có những cống hiến lớn trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, trong kinh doanh, tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn, hàng vạn công nhân lao động. Họ cùng nhau học tập, thành lập những tổ chức giúp nhân dân xóa nạn mù chữ, xóa đói giảm nghèo, chung tay bảo vệ hội phụ nữ trên toàn quốc để tất cả chị em có được cuộc sống hạnh phúc, ấm no và tự chủ về kinh tế.
  • Ngoài ra, ngày Phụ nữ Việt Nam còn là dịp để mỗi người con, người cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến những người bà, người mẹ, những người có công sinh thành, dưỡng dục bằng những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ ý nghĩa, chứa chan tình yêu thương.

2 - Các hoạt động ngày Phụ nữ Việt Nam

Vào ngày kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 dương lịch hàng năm, trên mọi miền Tổ quốc đều tổ chức hoạt động, chương trình ý nghĩa để tri ân, tôn vinh tất cả chị em phụ nữ.

  • Tại Ủy ban xã, địa phương thường tổ chức những chương trình văn nghệ, ca múa nhạc đặc sắc, với sự tham gia, hưởng ứng nồng nhiệt từ toàn thể hội chị em phụ nữ, tạo nên không khí sôi động và náo nhiệt.
  • Nhiều trung tâm thương mại sẽ giảm giá và có nhiều ưu đãi cho chị em khi đi mua sắm vào ngày 20/10.
  • Tại các công ty, xí nghiệp, trường học, cơ quan đoàn thể, hội chị em phụ nữ sẽ nhận được những món qùa bất ngờ được chuẩn bị bởi những người đàn ông, như bông hoa, thiệp chúc mừng hay những tiết mục văn nghệ do cánh mày râu biểu diễn.
  • Đồng thời, vào ngày này những người con, người cháu và người chồng sẽ gửi tới những người phụ nữ tuyệt vời nhất của cuộc đời mình những món quà ý nghĩa và yêu thương.

3 - Gợi ý quà tặng trong ngày Phụ nữ Việt Nam

3.1 - Son môi

  • Ngày 20/10 là ngày tri ân, tôn vinh hội chị em phụ nữ Việt Nam, vì vậy việc lựa chọn những thỏi soi để dành tặng cho phụ nữ có lẽ là món quà được ưa chuộng nhất. Bởi chắc hẳn bất kỳ phụ nữ nào cũng sẽ thích những thỏi soi, khiến bản thân trở nên lộng lẫy và xinh đẹp hơn.

3.2 - Những bó hoa tươi thắm

  • Phụ nữ là những người đáng được tôn trọng, nâng niu và yêu thương, trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 hãy dành tặng cho những người phụ nữ thân yêu những bó hoa tươi thắm chứa chan tình yêu thương.

3.3 - Túi xách, quần áo

  • Đây là những món quà khá thiết thực, người phụ nữ có thể sử dụng khi đi học, đi chơi hay đi làm. Tuy nhiên hãy tìm hiểu gu thời trang và sở thích của họ để lựa chọn được món đồ ưng ý nhé.

3.4 - Thiệp chúc mừng

  • Thiệp chúc mừng tuy chỉ là những món quà nhỏ bé nhưng chứa đựng tâm tư, tình cảm của người tặng. Còn gì tuyệt vời hơn khi được nhận những tấm thiệp do chính chồng và các con của mình tự tay làm.

3.5 - Nước hoa, mỹ phẩm

  • Nước hoa, mỹ phẩm là những món đồ gần gũi, quen thuộc với người phụ nữ, không chỉ giúp tô điểm thêm những vẻ đẹp, lưu giữ hương thơm trên người mà còn thể hiện được sự tinh tế, quan tâm của người tặng.

3.6 - Bữa ăn tự nấu

  • Trong ngày 20/10, có lẽ món qùa mà tất cả những người phụ nữ hi vọng, mong chờ nhất là những bữa ăn do chính tay chồng con của mình chuẩn bị. Đây sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ và khó quên nhất.

3.7 - Trang sức

  • Trong ngày Phụ nữ Việt Nam có thể mua những món trang sức như nhẫn, dây chuyền, vòng tay, hoa tai để tặng cho những người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời mình. Đây cũng là món quà được khá nhiều người lựa chọn trong dịp 20/10.

4 - Những lời chúc hay và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam

  • Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam chúc bà, chúc mẹ luôn mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.
  • Chúc bạn có ngày Phụ nữ Việt Nam ý nghĩa, vui tươi, ngập tràn hạnh phúc.
  • Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 chúc toàn thể chị em phụ nữ luôn xinh đẹp, bình an, tiền đầy túi, tình đầy tim, công việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn.
  • Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 chúc bạn mãi xinh đẹp, luôn nở nụ cười hạnh phúc trên môi.
  • Chúc tất cả chị em phụ nữ Việt Nam ngày 20/10 thật ý nghĩa, chúc các bà mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, chúc mẹ hạnh phúc, chúc vợ yêu vui vẻ và bình an.
  • Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, xin gửi tặng đến toàn thể chị em phụ nữ Việt Nam những lời chúc tốt đẹp nhất, chúc tất cả chị em luôn hạnh phúc, vui tươi và gặt hái được nhiều thành công.
  • Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chúc tất cả chị em phụ nữ luôn xinh đẹp, trẻ trung và thành công trong cuộc sống.

5 - Kết luận

  • Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là một trong những ngày lễ đặc biệt và ý nghĩa nhất trong năm. Đây là ngày chị em phụ nữ trên khắp mọi miền đất nước được tôn vinh, được nhận những món qùa ý nghĩa và lời chúc ngọt ngào từ toàn thể những người thân yêu. Đồng thời đây là dịp mỗi người đàn ông thể hiện tình yêu, sự quan tâm đến những người phụ nữ quan trọng nhất của cuộc đời mình.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ