Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày mà trẻ em trên toàn thế giới háo hức và mong chờ bởi được nhận những món quà ý nghĩa, những lời chúc chứa chan tình yêu thương từ ông bà, cha mẹ và người thân. Tuy nhiên Quốc tế Thiếu nhi diễn ra vào ngày nào, có nguồn gốc ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày Quốc tế Thiếu nhi

  • Ngày Quốc tế Thiếu nhi diễn ra vào ngày mùng 1 tháng 6 dương lịch hàng năm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là ngày Tết của trẻ em, là ngày mà trẻ em được tôn trọng, nâng niu, là dịp để trẻ em được vui chơi, được nhận những lời chúc hay những món quà ý nghĩa từ gia đình và những người thân yêu.

1.1 - Nguồn gốc ra đời ngày Quốc tế Thiếu nhi

  • Lịch sử hình thành ngày Quốc tế Thiếu nhi bắt nguồn từ câu chuyện vô cùng đau thương ở các nước châu Âu vào thời phát xít. Ngày 1/6/1942, quân phát xít Đức đã giết hại biết bao người dân vô tội trong đó bao gồm cả người lớn, phụ nữ và trẻ em tại làng Li-di-xơ. Sau đó chúng đã nhẫn tâm tàn sát hơn 100 trẻ em và những đứa bé khác bị đưa đi làm lao dịch khổ sai. Đến năm 1944, quân phát xít Đức tiếp tục bắt giữ hơn 400 người dân tại O-ra-dua. 
  • Những tội ác của chúng đã gây chấn động thế giới, là một vấn nạn vô cùng nhức nhối, khó có thể bỏ qua. Năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế chính thức lấy ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày Quốc tế Thiếu nhi nhằm tưởng nhớ những cái chết đau thương của những trẻ em trong cuộc tàn sát đẫm máu. Đồng thời yêu cầu các quốc gia trên thế giới cần có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, để chúng được ăn no mặc ấm, được đi học, được vui chơi và sống một cuộc sống vui tươi và ý nghĩa.

1.2 - Ý nghĩa ngày Quốc tế Thiếu nhi

  • Ngày Quốc tế Thiếu nhi là một trong những ngày có ý nghĩa vô cùng lớn trong cuộc chiến đòi quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới. Ngày Quốc tế Thiếu nhi ra đời nhằm yêu cầu chính phủ các nước cần quan tâm hơn đến cuộc sống, chế độ ăn ngủ và học tập của các em thiếu nhi, đồng thời lên án những hành động bạo lực, bóc lột sức lao động của trẻ em.
  • "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", trẻ em là mầm non của đất nước, là những nhân tài của đất nước trong tương lai. Đất nước có giàu mạnh, phát triển hay không cũng phụ thuộc vào cách giáo dục, cuộc sống, môi trường lớn lên của các em. Vì vậy toàn thế giới hãy chung tay bảo vệ trẻ em, để tất cả trẻ em đều có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc, có một tuổi thơ đúng nghĩa, có một môi trường sống lành mạnh, an toàn, được ăn ngủ, được học hành và được hưởng tất cả những gì tốt đẹp nhất.
  • Bên cạnh đó, ngày Quốc tế Thiếu nhi còn bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã dám đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em trên thế giới, để tất cả mọi người, mọi đứa trẻ có được cuộc sống vui tươi và hạnh phúc.

2 - Ngày Quốc tế Thiếu nhi ở Việt Nam

  • Việt Nam tự hào là quốc gia đầu tiên tại châu Á, nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn những chính sách để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em để tất cả trẻ em đều có được những đãi ngộ tốt nhất, được tận hưởng cuộc sống tươi đẹp nhất. Ngay sau khi giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam đã chính thức công bố ngày 1/6 trở thành ngày Tết của trẻ em, ngày mà trẻ em được nâng niu và yêu thương.

  • Ngày 1/6/1950, sau khi phê chuẩn những công ước về quyền của trẻ em, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức ngày Quốc tế Thiếu nhi với sự hưởng ứng nồng nhiệt từ toàn thể nhân dân, dù cho đất nước ta vẫn đang trong giai đoạn chiến tranh cam go, khốc liệt với thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư chúc mừng tất cả trẻ em trên khắp mọi miền đất nước, bởi Bác luôn căn dặn "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Kể từ đó, hàng năm vào mỗi dịp 1/6, tất cả trẻ em cả nước đều mong chờ nhận được lá thư chúc mừng của Bác và được nhận bánh kẹo cùng những món quà nhỏ chứa chan tình yêu thương.

3 - Các hoạt động trong ngày Quốc tế Thiếu nhi

  • Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày lễ chung của toàn nhân loại, ngày kỷ niệm trẻ em trên thế giới được bảo vệ, nâng niu được hưởng những đặc quyền và mọi chế độ của chính phủ. Trong ngày mỗi quốc gia trên thế giới đều tổ chức những hoạt động vui chơi, kỷ niệm ngày Tết thiếu nhi mang đậm những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của mỗi đất nước.

3.1 - Trên thế giới

  • Hầu hết các quốc gia Trung Đông, châu Phi và phương Tây đều tổ chức ngày Quốc tế Thiếu nhi vô cùng hoành tráng, tuy nhiên thời gian tổ chức các hoạt động tại các quốc gia không giống nhau. Tại Australia, ngày Quốc tế Thiếu nhi diễn ra vào ngày thứ tư cuối cùng của tháng 10. Còn tại Brazil, ngày Quốc tế Thiếu nhi trùng với ngày Đức Mẹ Aparecida, đây là ngày quốc lễ của Brazil tổ chức hàng năm vào ngày 12/10 dương lịch.
  • Tại Ấn Độ, ngày Quốc tế Thiếu nhi tổ chức vào ngày 14/11 dương lịch hàng năm, đồng thời là ngày sinh nhật của vị thủ tướng Jawaharlal Nehru. 

3.2 - Tại Việt Nam

  • Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 ở Việt Nam, các cơ quan, trường học đều tổ chức những hoạt động vui chơi cho các em thiếu nhi. Nhiều công ty, nhà máy, cơ quan nhà nước đều có những phần qùa ý nghĩa như bánh kẹo, đồ chơi, đồ dùng học tập dành tặng cho mỗi gia đình có trẻ em. Đồng thời các trẻ em được cha mẹ dẫn đi chơi, đi tham quan hay tham gia những chuyến ngoại khóa cùng trường học và gia đình để các em có một ngày Tết thiếu nhi thật ấn tượng và ý nghĩa.
  • Trên các phương tiện truyền thông đều phát sóng những chương trình văn nghệ, ca múa nhạc dành cho thiếu nhi, hay những bộ phim hoạt hình, trò chơi của trẻ em.

4 - Gợi ý những món quà trong ngày Quốc tế Thiếu nhi

  • Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày mà trẻ em trên toàn thế giới háo hức và mong chờ. Ông bà, cha mẹ và những bậc phụ huynh hãy gửi gắm tình cảm yêu thương, dành tặng những món quà ý nghĩa, những lời chúc ngọt ngào đến bé yêu của mình để các bé có được ngày Tết thiếu nhi thật đáng nhớ và hạnh phúc.

4.1 - Đồ dùng học tập

  • Sách vở, hộp bút, dụng cụ học tập là những món quà khá thiết thực, các bé có thể sử dụng trong học tập, rèn luyện hay những môn năng khiếu. Ý nghĩa của những đồ dùng học tập đó là cha mẹ luôn hi vọng con cái luôn chăm ngoan, học giỏi và đạt thành tích cao trong học tập.

4.2 - Truyện tranh

  • Chắc hẳn đây là món quà mà bất kỳ đứa bé nào cũng đều yêu thích và không thể cưỡng lại sự hấp dẫn, lôi cuốn của những bộ truyện tranh. Thời điểm 1/6 cũng là lúc các bé sắp được nghỉ hè, cha mẹ có thể mua tặng truyện tranh cho bé để các bé có thể đọc trong kỳ nghỉ hè sắp tới nhé.

4.3 - Đồ chơi

  • Được cha mẹ, ông bà tặng cho những món đồ chơi yêu thích sẽ là món quà tuyệt vời nhất đối với các bé trong ngày Quốc tế Thiếu nhi.

4.4 - Quần áo, giày dép

  • Trẻ em có lẽ đều thích được tặng những bộ quần áo mới hay những đôi giày mới để mặc khi đi học hay đi chơi. Đây cũng là món quà khá thiết thực và ý nghĩa.

4.5 - Chuyến đi chơi, dã ngoại

  • Được cha mẹ, người thân cho đi chơi có lẽ là món quà ý nghĩa và tuyệt vời nhất đối với các bé. Những chuyến đi chơi còn là dịp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giúp cha mẹ thêm hiểu con cái hơn, các con sẽ cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ và những người thân yêu.

4.6 - Tấm thiệp tự làm 

  • Cha mẹ, ông bà và thầy cô có thể gửi tặng cho các con những tấm thiệp tự làm, tự trang trí. Đây là món quà tuy nhỏ bé những chứa đựng những tình cảm sâu sắc và to lớn, các bé sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc và tình yêu thương.

5 - Những lời chúc hay và ý nghĩa ngày Quốc tế Thiếu nhi

  • Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, chúc thiên thần nhỏ của cha mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc.
  • Chúc các con ngày Quốc tế Thiếu nhi hạnh phúc, luôn chăm ngoan, học giỏi, trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
  • Chúc các thiên thần trên thế giới có ngày Quốc tế Thiếu nhi thật vui tươi và hạnh phúc.
  • Chúc em bé của cha mẹ có ngày Quốc tế Thiếu nhi thật ý nghĩa, ngập tràn tiếng cười và hạnh phúc.
  • Đối với cha mẹ các con là tất cả, chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi.
  • Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, chúc tất cả trẻ em trên thế giới luôn vui vẻ, hạnh phúc, luôn được yêu thuơng, bảo vệ, che chở và được lớn lên trong tình yêu thương, trong vòng tay của cha mẹ và gia đình.

6 - Kết luận

  • Ngày Quốc tế Thiếu nhi không chỉ là ngày được trẻ em trên toàn thế giới háo hức, mong chờ mà còn là ngày có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn đối với toàn nhân loại. Đây là ngày cả thế giới đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em. Đồng thời là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đến những anh hùng đã mạnh dạn đứng lên giành lại tự do, hạnh phúc cho trẻ em. Hãy cùng nhau bảo vệ, nâng niu và yêu thương trẻ em, để tất cả trẻ em trên thế giới có được cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Quốc tế Thiếu nhi. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ