Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã hi sinh tuổi trẻ, thanh xuân, không ngại khó khăn gian khổ để ra đi tìm đường cứu nước đem lại cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày nào, tiểu sử cuộc đời Bác ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, mất ngày 2/9/1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Bác của chúng ta là một người vô cùng giản dị, khiêm tốn, được nhân dân cả nước kính trọng và yêu mến. Hàng năm vào ngày 19/5, nhân dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc đều hướng về thủ đô Hà Nội, cùng nhau chúc mừng sinh nhật Bác, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến những cống hiến của Bác dành cho dân tộc Việt Nam.

1.1 - Lịch sử lần đầu tiên sinh nhật Bác

  • Bác là một người hết sức giản dị, không phô trương vì vậy mãi cho đến năm 1946 người dân Việt Nam lần đầu tiên mới biết đến ngày sinh nhật của Bác. Vào trước ngày sinh nhật, Bác gọi thư ký Vũ Đình Huỳnh tới để căn dặn hãy báo với đơn vị cùng các cháu thiếu nhi ngày mai đến đây sinh nhật Bác. 
  • Sáng hôm sau, khi nhân dân được biết đến ngày sinh của Bác, trên khắp đường phố của thủ đô Hà Nội đều rực rỡ lá cờ đỏ sao vàng để thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, lòng trung thành với Tổ quốc và đặc biệt để chúc mừng sinh nhật Bác. Tại Bắc Bộ phủ, các em thiếu nhi cùng biểu diễn ca hát để mừng sinh nhật Bác.

1.2 - Bác Hồ viết di chúc vào thời gian nào?

  • Bản di chúc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong 5 ngày với nội dung dài 3 trang dưới sự chứng kiến của Bí thư Lê Duẩn, cho đến ngày 15/5/1965 thì bản di chúc được hoàn thành. Ngay sau khi Người qua đời, bản di chúc sẽ được đọc trước toàn dân Việt Nam tại Quảng trường Ba Đình.

1.3 - Bác Hồ lấy tên Hồ Chí Minh vào thời gian nào?

  • Năm 1942, Bác Hồ sang Trung Quốc tham dự cuộc họp với danh nghĩa đại diện của Việt Minh lấy tên gọi là Hồ Chí Minh. Những đường lối, chính sách của Bác được nhân dân Trung Hoa vô cùng ủng hộ và tán đồng.

2 - Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh

2.1 - Cuộc đời của Bác

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sau khi trưởng thành đổi tên Nguyễn Tất Thành và khi chính thức hoạt động cách mạng Bác đã đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc (Ái Quốc có nghĩa là yêu nước). Bác sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và qua đời vào ngày 2/9/1969 tại thủ đô Hà Nội.
  • Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước. Lớn lên trong cảnh đất nước cơ cực, lầm than, chịu cảnh áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, Người luôn ấp ủ, khát khao và có hoài bão to lớn trên con đường cứu nước với ý chí quyết tâm để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

2.2 - Hành trình tìm đường cứu nước của Bác

  • Tháng 6 năm 1911, Bác Hồ đã một mình đi tới các nước phương Tây để tìm ra con đường cứu nước, tìm ra chân lý cách mạng và đường lối đúng đắn. Quốc gia đầu tiên mà Bác đặt chân đến là nước Pháp. Giai đoạn 1912 đến 1917, Bác tiếp tục hành trình tại nhiều quốc gia ở châu Á, châu Âu, chây Mỹ và châu Phi. Với 2 bàn tay trắng, Bác đi đến đâu cũng phải tự học tiếng, tự làm thêm để sinh sống. 
  • Cuối năm 1917, Bác quay trở lại Pháp tham gia vào phong trào Việt Kiều và công nhân Pháp. Với tài năng, trí tuệ, và ý chí quyết tâm, Bác đều có thể tự giao tiếp thuần thục ngôn ngữ tại các quốc gia đặt chân tới. Năm 1919, Bác Hồ đã gửi tới Hội Ngị Vecxay bản yêu sách để đòi quyền tự do dân chủ cho Việt Nam và các nước thuộc địa. Đồng thời Bác là một trong những thành viên sáng lập Hội Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa, đứng lên kêu gọi các nước đồng lòng đấu tranh chống lại đế quốc thực dân. 
  • Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã tới Liên Xô làm việc tại Quốc tế Cộng sản, sau đó trở thành đại biểu của Hội đồng Quốc tế Nông dân. Một năm sau, Bác tới Quảng Châu - Trung Quốc hoạt động trong ban cố vấn của Chính phủ Liên Xô. Nhận thức được con đường đúng đắn của tư tưởng Mác-Lênin, Bác đã ấp ủ kế hoạch thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo nhân dân cả nước cùng đồng lòng đánh đuổi thực dân xâm lược.
  • Những năm sau đó, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hành trình tìm đường cứu nước tại nhiều quốc gia khác nhau như Đức, Bỉ, Ý, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc và Liên Xô. Mặc dù không cùng đồng hành với nhân dân trong nước, tuy nhiên ở phương xa Bác vẫn luôn dõi theo những tin tức của nhân dân Việt Nam, đồng thời tìm cách liên lạc để hướng dẫn các cán bộ của đất nước.
  • Ngày 28/1/1941, sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước Bác đã trở về quê hương, truyền bá những kiến thức, tư tưởng và con đường cách mạng. Ngay sau đó Bác đã thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) và sau đó là Hội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Dựa theo đường lối của Đảng và Nhà nước năm 1945 Việt Nam thắng lợi trong việc giành chính quyền.
  • Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập chính thức thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự hân hoan, vui mừng của toàn Đảng toàn dân. Năm 1946, sau khi giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã kêu gọi cả nước đồng lòng đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp. 
  • Chiến thắng huy hoàng trong lịch sử đó là chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954, quân đội ta đã chính thức đánh bại thực dân Pháp, tiêu diệt và bắt sống hơn 16 nghìn quân địch và chỉ huy của địch, tịch thu toàn bộ vũ khí, đạn dược, nhu yếu phẩm. 
  • Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại thủ đô Hà Nội, tòan dân Việt Nam vô cùng thương xót trước sự ra đi của Bác, từ trẻ em, người lớn đều không cầm được nước mắt, tất cả mọi người dân trên khắp cả nước cùng hướng về thủ đô Hà Nội, đây có lẽ là một ngày buồn nhất của dân tộc Việt Nam.

2.3 - Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bản di chúc, viết những lời căn dặn Đảng và nhân dân Việt Nam. Trong bản di chúc có viết: "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng, toàn dân đoàn kết, phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh".
  • Làm theo di chúc của Bác, Đảng và nhân dân đã cùng đồng lòng, đoàn kết để chiến đấu, chống lại đế quốc Mỹ, đánh bại đế quốc Mỹ vào năm 1975 hoàn toàn giải phóng đất nước, chính thức trở thành một quốc gia độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ.

3 - Ý nghĩa ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Trong những năm cuộc đời, Bác không hề tổ chức sinh nhật, có chăng cũng chỉ là những bữa tiệc nhỏ, ấm cúng cùng đoàn đội và các em thiếu nhi. Điều này cho thấy sự khiêm tốn, giản dị và những đức tính cao đẹp của Bác, Bác là tấm gương sáng cho toàn thể cán bộ và nhân dân học tập và noi theo.
  • Tuy Bác đã đi xa, nhưng hàng năm vào ngày 19/5, Đảng và Nhà nước, các cơ quan đoàn thể cùng nhân dân trên mọi miền Tổ quốc đều tổ chức các hoạt động ý nghĩa mừng sinh nhật Bác. Trên khắp phố phường thủ đô Hà Nội rực rỡ cờ hoa. Nhân dân cả nước cùng hướng về thủ đô để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến những cống hiến, sự hi sinh cao cả của Bác dành cho dân tộc Việt Nam.

  • Ngày sinh nhật Bác còn là một trong những ngày lễ kỷ niệm lớn của dân tộc, đề cao lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm của quân và dân ta. Đồng thời là dịp tri ân, tôn vinh những anh hùng, chiến sĩ, những liệt sĩ đã hi sinh nơi tiền tuyến đẫm máu để giành lại độc lập tự do cho nước nhà. 
  • Bên cạnh đó, ngày sinh nhật Bác trên khắp các báo đài, phương tiện truyền thông đều truyền tải những thông điệp ý nghĩa và nhân văn, nhắc nhở thế hệ mai sau cần biết lịch sử nước nhà, biết được những trang sử hào hùng của dân tộc, những hi sinh, cống hiến của thế hệ cha ông, từ đó cố gắng, phấn đấu trong học tập, lao động, góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh, tươi sáng, có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu, để không phụ sự kỳ vọng của Bác và những anh hùng dân tộc.

4 - Những hoạt động trong ngày sinh nhật Bác

  • Hàng năm vào ngày sinh nhật Bác 19/5 toàn thể nhân dân cả nước cùng hướng về Thủ đô Hà Nội, đây là ngày thể hiện lòng tự tôn dân tộc, niềm tự hào về quê hương đất nước, trái tim của toàn dân cùng hòa chung nhịp đập, cùng thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đến vị Cha già của toàn dân tộc Việt Nam.
  • Trên khắp mọi nẻo đường làng, phố xá đều rực rỡ sắc màu của lá cờ đỏ sao vàng, đèn hoa, loa phát thanh cùng cất lên những bài ca cách mạng, những ca khúc viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Tại các trường học, Ủy ban, cơ quan đều tổ chức những chương trình văn nghệ để tưởng nhớ những công lao của Bác, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ mai sau cần gìn giữ, phát huy, học tập và noi theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Tại lăng Bác tổ chức nghi lễ kéo cờ, dâng hoa với sự tham gia của tòan thể các cán bộ trung ương của nhân dân cả nước diễn ra trong không khí trang trọng và thiêng liêng. 
  • Tại nhiều trường học còn tổ chức cuộc thi đọc thơ, kể chuyện về cuộc đời, hành trình tìm đường cứu nước của Bác, các học sinh cùng tham gia viết báo tường, viết thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tổ chức những cuộc thi thể thao, những trò chơi hấp dẫn trong ngày sinh nhật Bác.

5 - Kết luận

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người Cha kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người đã hi sinh tuổi trẻ, thanh xuân để ra đi tìm đường cứu nước, giành lại độc lập, tự do, cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Mỗi công dân Việt Nam cần cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để góp phần sức lực nhỏ bé của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh và vững bền.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ