Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là ngày có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn đối với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là ngày nào, có lịch sử ra đời ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

  • Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một trong những ngày có ý nghĩa lịch sử trọng đại với dân tộc Việt Nam. Ngày 26/3/1931 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra quyết định chọn ngày 26/3 dương lịch hàng năm trở thành ngày thành lập Đoàn. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức được sáng lập và lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đào tạo, rèn luyện thanh niên, đội ngũ cán bộ để phục vụ cho nhân dân, đất nước.

1.1 - Lịch sử ra đời ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

  • Từ ngày 20 đến 26/3/1931, tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Đảng Cộng Sản VIệt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết nhất trong thời điểm này đó là kêu gọi thanh niên cả nước để củng cố lực lượng lớn mạnh có thể đáp ứng mọi nhu cầu trong xã hội lúc bấy giờ.
  • Thông qua sự đồng ý của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần 3 đã nhất trí lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Kể từ đó, vào ngày 26/3 dương lịch hàng năm, chính quyền và nhân dân cả nước cùng tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

1.2 - Ý nghĩa lịch sử ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

  • Đất nước ta trong những năm kháng chiến vô cùng khó khăn, gian khổ, lúc này Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã chỉ ra những nhiệm vụ, những nhân tố quan trọng của toàn thể thanh niên Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Đoàn Thanh Niên là một trong những lực lượng chủ chốt của quân và dân. 
  • Thanh niên Việt Nam thời chiến mang trong mình trái tim yêu nước, tinh thần chiến đấu, ý chí kiên cường, không ngại khó khăn, nguy hiểm để xông pha lên chiến trường, đem lại hòa bình, tự do cho nhân dân cả nước. Dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các thanh niên đã khẳng định được vai trò, trách nhiệm của mình, góp sức lực nhỏ bé vào công cuộc giải phóng đất nước, xây dựng quốc gia giàu manh, dân chủ công bằng, xã hội văn minh.
  • Sự ra đời của ngày thành lập Đoàn TNCS cho thấy tinh thần đoàn kết của quân và dân, tất cả đều một lòng hướng về Tổ quốc thân yêu, cùng nhau có chung mục đích, cùng chảy chung dòng máu, trái tim cùng chung nhịp đập. Đồng thời ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh còn nhắc nhở mỗi thế hệ mai sau cần biết ghi nhớ những công lao của những vị anh hùng liệt sĩ, những thế hệ cha ông đã hi sinh tuổi xuân, hi sinh xương máu để giành lại độc lập, tự do, để chúng ta có được cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay, giúp mỗi thanh niên thế hệ mới cần biết gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, luôn nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để có thể xây dựng, phát triển một đất nước Việt Nam giàu mạnh, vững bền.

2 - Hoạt động hưởng ứng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là ngày có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng của nhân dân Việt Nam. Tại ngày kỷ niệm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các cơ quan đoàn thể, trường học, chính quyền đã tổ chức những hoạt động vô cùng bổ ích.

  • Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm tái hiện lại những trang sử hào hùng của dân tộc ta trong những cuộc kháng chiến, để nâng cao tinh thần yêu nước, khẳng định được những phẩm chất, ý chí và nghị lực của quân đội nhân dân và Đoàn thanh niên.
  • Nhiều trường học đã phát động học sinh tham gia hoạt động làm sạch địa phương, quê hương, quét dọn đường làng ngõ xóm, nghĩa trang liệt sĩ.
  • Tích cực vận động thanh niên tham gia trồng cây gây rừng, tạo nên môi trường xanh - sạch - đẹp cho quê hương, đất nước.
  • Tại nhiều trường học, Ủy ban nhân dân đã tổ chức kết nạp Đoàn cho thanh thiếu niên.
  • Các cơ quan chính quyền tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng những phần quà ý nghĩa cho các gia đình khó khăn, gia đình thương binh, liệt sĩ hay bà mẹ Việt Nam anh hùng.

3 - Những điều cần biết về ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

3.1 - Những Đoàn viên đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

  • Đồng chí Lê Hữu Trọng (Lý Tự Trọng)
  • Đồng chí Đinh Chương Long (Lý Văn Minh)
  • Đồng chí Vương Thúc Thoại (Lý Thúc Chất)
  • Đồng chí Hoàng Tự (Lý Anh Tự)
  • Đồng chí Ngô Trí Thông (Lý Trí Thông)
  • Đồng chí Ngô Hậu Đức (Lý Phương Đức)
  • Đồng chí Nguyễn Thị Tích (Lý Phương Thuận)
  • Đồng chí Nguyễn Sinh Thản (Lý Nam Thanh)

3.2 - Nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

  • Tất cả thanh niên cả nước cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, thi đua, rèn luyện bản thân dựa theo những tư tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh để góp sức lực nhỏ bé của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
  • Luôn sống và làm việc tuân thủ theo đường lối của Đảng, tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia những hoạt động của Đoàn, Đảng và Nhà nước đề ra.
  • Tích cực tuyên truyền tổ chức Đoàn trong thanh thiếu niên, vận động thanh thiếu niên kết nạp Đoàn.

3.3 - Chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

  • Đối với Đảng: Đoàn thanh niên dưới sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước là một đội ngũ dự bị tin cậy của Đảng, một khi Đảng và Nhà nước cần Đoàn thanh niên sẵn sàng lên đường, sống và làm việc theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
  • Đối với nhà nước: Đoàn Thanh niên Việt Nam là một trong những lực lượng chủ chốt của nước nhà, góp phần lớn trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và phát triển đất nước hùng mạnh và tươi sáng.
  • Đối với các tổ chức xã hội: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có nhiệm vụ và chức năng quan trọng trong việc phát triển Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

3.4 - Quyền của Đoàn viên thanh niên

  • Đoàn viên thanh niên được hưởng mọi quyền lợi của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được tạo điều kiện để kết nạp Đoàn, tham gia những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, giúp trưởng thành về tư duy, suy nghĩ và nhận thức.
  • Được tham gia ứng cử, bầu cử.
  • Được tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến, đưa ra những nhận định cá nhân.

3.5 - Tên gọi của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ

  • Từ 1931 đến 1937: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
  • Từ 1937 đến 1939: Đoàn Thanh niên dân chủ Đông Dương.
  • 1939 đến 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương.
  • 1941 đến 1956: Đoàn Thanh niên Cứu Quốc Việt Nam.
  • 1956 đến 1970: Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam.
  • 1970 đến 1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh.
  • 1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

3.6 - Số lượng Đoàn viên tham gia vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

  • Theo số liệu thống kê, tính đến nay Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có hơn 6,2 triệu Đoàn viên trên khắp cả nước.

4 - Sự kiện trong nước và quốc tế ngày 26/3

4.1 - Sự kiện trong nước

  • Ngày 26/3/1931: Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Ngày 26/3/1965: Quân ta bắn rơi 12 máy bay của Mỹ.
  • Ngày 26/3/1975: Giải phóng khu vực Thừa Thiên Huế.

4.2 - Sự kiện quốc tế

  • Ngày 26/3/1827, thiên tài âm nhạc Beethoven qua đời.
  • Ngày 26/3/1979, Ai Cập và Israel chính thức kết thúc chiến tranh.

5 - Kết luận

  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức lớn mạnh, có nghĩa vô cùng đặc biệt, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Hàng năm vào ngày kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, nhân dân cả nước đều hướng về Tổ quốc, ghi nhớ công ơn của Đảng và Nhà nước, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ đất nước, giành được độc lập tự do, đem lại hòa bình cho dân tộc, để nhân dân có được cuộc sống tự do, hạnh phúc.

Qua bài viết trên phần nào đã gíup quý độc giả có thêm kiến thức về ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ