Ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước

Ngày tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của cả nước là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu những bước tiến vượt bậc của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên Ngày tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của cả nước diễn ra vào thời gian nào, có kết quả và ý nghĩa ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của cả nước hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước

  • Năm 1975 sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, toàn Đảng toàn dân vô cùng hân hoan, vui mừng khi chính thức chấm dứt bao nhiêu năm chịu cảnh đô hộ, đàn áp của đế quốc thực dân, giành lại độc lập, tự do và chủ quyền cho dân tộc Việt Nam. Kể từ đây Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên của hòa bình, tự do, dân chủ, văn minh. Nhiệm vụ cấp bách nhất của toàn Đảng, toàn dân đó là cùng nhau chung tay góp sức xây dựng đất nước và hàn gắn vết thương do chiến tranh.
  • Lúc này tại 2 miền Nam - Bắc là 2 chính quyền, 2 nhà nước. Tại miền Bắc, Quốc hội chính là cơ quan có thẩm quyền cao nhất và miền Nam là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam giữ chức vụ cao nhất. Lúc này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra quyết định đó là thống nhất đất nước về mặt nhà nước, để dễ dàng điều hành và quản lý, đồng thời tránh việc mâu thuẫn, nội bộ, chia bè, kéo cánh.

  • Tháng 11/1975, trong cuộc họp của đại biểu 2 miền Nam - Bắc đã thống nhất ý kiến trong việc tổ chức Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung cho cả nước. Ngay sau đó, Đảng và Nhà nước cùng đại biểu nhân dân lên kế hoạch chuẩn bị cho Tổng tuyển cử để có thể hoàn thành tốt trong vòng 1 ngày dựa theo những quy định bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Sau đó kết quả sẽ đợc báo cáo công khai cho đồng bào cả nước.
  • Đất nước ta lúc này đã hoàn toàn thống nhất, hòa bình, tự do, không còn cảnh xiềng xích, đàn áp, bóc lột của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên việc hợp nhất chính quyền đang là nguyện vọng lớn nhất của toàn Đảng toàn dân để xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức dựa trên tinh thần tự nguyện, trong không khí vui mừng, hân hoan và niềm tin, sự trung thành với Đảng và Nhà nước.
  • Tại miền Nam Việt Nam lúc này vẫn chưa thực sự quét hét mọi lực lượng phản động, chúng vẫn luôn ấp ủ việc phá hoại, chia rẽ chính quyền cả nước. Vì vậy cuộc Tổng tuyển cử sẽ là giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất lúc này.

2 - Công tác tổ chức Tổng tuyển cử 1976

  • Tháng 4/1976, cả nước cùng nhau tích cực chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Trước đó vào đầu tháng 1/1976, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã đưa ra chỉ thị số 228-CT/TW về việc tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội dựa trên cơ sở xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
  • Tại 2 miền Nam Bắc thành lập Hội đồng bầu cử toàn quốc trong đó miền Bắc gồm 11 đại biểu và miền Nam gồm 11 đại biểu nhằm đảm bảo tính công bằng, thống nhất.  
  • Tại thành phố Hồ Chí Minh trong 2 ngày 21-22/2/1976, Hội đồng bầu cử toàn quốc đã mở ra cuộc họp nhằm đưa ra những ý kiến, đóng góp để buổi lễ Tổng tuyển cử diễn ra thành công tốt đẹp. Hội đồng bầu cử toàn quốc có vai trò hướng dẫn và giám sát bầu Quốc hội trên đơn vị cả nước, giám sát việc bỏ phiếu để tránh gian lận, tập hợp kết quả, thông báo số phiếu công khai.

  • Ngoài ra để công tác bầu cử diễn ra thuận lợi, thành công, những đại biểu cơ quan phụ trách bầu cử tại mỗi địa phương, tỉnh thành đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bầu cử toàn quốc. Tại mỗi miền Nam - Bắc, Hội đồng bầu cử có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở nhân dân về việc bầu cử, giải quyết những vấn đề, khúc mắc của nhân dân, kiểm tra số phiểu trước khi báo cáo kết quả với Hội đồng bầu cử toàn quốc.
  • Trên khắp mọi miền đất nước, trong cuộc Tổng tuyển cử các cử tri đều thực hiện việc bỏ phiếu một cách nghiêm túc, minh bạch, dựa trên tinh thần tự nguyện, nhân dân tự đề cử, bầu ra những đại biểu có tài, có đức vào bộ máy nhà nước.
  • Trước khi cuộc Tổng tuyển cử diễn ra, tại các địa phương, thành phố đều diễn ra những cuộc mitting, diễu hành với sự tham gia của toàn thể nhân dân, nhằm kêu gọi, động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân tham gia bầu cử. Đồng thời tổ chức những hoạt động, chương trình ý nghĩa để chào mừng Tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước.

3 - Kết quả Tổng tuyển cử 1976

  • Ngày 25/4/1976, tại Tổng tuyển cử có hơn 23 triệu cử tri trên toàn quốc tham gia bầu cử với những trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân để chọn lựa những cán bộ xuất sắc vào Quốc hội. Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra khá thành công và tốt đẹp với tỷ lệ cử tri toàn quốc tham dự là 98,77%, nhiều địa phương, thành phố có số lượng cử tri là 100%.
  • Sau khi kết thúc quá trình bỏ phiếu kín, Hội đồng bầu cử tiến hành kiểm phiếu và công khai số phiếu trong đó tổng số đại biểu Quốc hội được bầu là 492 đại biểu, số người ứng cử là 605 người, tỷ lệ số phiếu hợp lệ là 99,12%. 

  • Trong số 492 đại biểu được bình chọn có 132 nữ, 127 thanh niên, 72 đại biểu vùng dân tộc thiểu số và 29 đại biểu là anh hùng lực lượng vũ trang. Các đại biểu trúng cử bao gồm tất cả giai cấp, tầng lớp như công nhân, nông dân, thủ công, quân nhân, cán bộ chinh trị, giới trí thức, nhân sĩ dân chủ và một số đại biểu tôn giáo.

4 - Ý nghĩa Tổng tuyển cử bầu quốc hội 1976

  • Cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội chung của cả nước ngày 25/4/1976 diễn ra thành công tốt đẹp khẳng định sự quyết tâm, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát khao xây dựng đất nước của toàn thể nhân dân Việt Nam. Qua đó nhấn mạnh sức mạnh dân tộc, một lòng hướng về Đảng về Tổ quốc của toàn quân toàn dân Việt Nam.
  • Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên cho thấy sự sáng suốt, đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc bào vệ và xây dựng đất nước, tất cả cùng hướng về mục tiêu chung của dân tộc, hướng đến lợi ích chung của nhân dân đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền do dân và vì dân.
  • Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, mặc dù đất nước hoàn toàn giải phóng tuy nhiên vẫn xuất hiện 2 chính quyền tại 2 miền Nam - Bắc, vì vậy cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội sẽ góp phần lớn vào việc thống nhất nhà nước. Nhân dân cả nước cùng nhau đoàn kết đấu tranh để đánh đuổi chủ nghĩa thực dân, xóa tan những cảnh đàn áp, bóc lột, từ nay dân nhân sẽ được hưởng mọi chế độ, quyền lợi của công dân, tự làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, cùng chung tay góp sức để hồi phục, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và văn minh.

  • Thành công của Tổng tuyển cử phần nào đã giải quyết được những vấn đề cấp bách trong lúc này của dân tộc Việt Nam đó là nhất quán về Nhà nước, chính quyền, mọi tỉnh thành, mọi miền đất nước đều về chung một mối, đó là sự lãnh đạo, quản lý của Quốc hội.
  • Ngoài ra cuộc Tổng tuyển cử thắng lợi đánh dấu mốc son huy hoàng của lịch sử dân tộc, đánh dấu những bước tiến vượt bậc của đất nước ta khi có Quốc hội, Chính phủ, Hiến pháp và Pháp luật, đất nước ta giờ đây đã trở thành Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp pháp, dân chủ và thống nhất. Hơn nữa, cuộc Tổng tuyển cử cho thấy sự công bằng, tôn trọng nhân dân trong việc bầu cử, chọn lựa ra những cán bộ ưu tú, có tài có đức, góp phần lớn vào công cuộc giữ gìn, bảo vệ, xây dựng và đổi mới đất nước.

5 - Kết luận

  • Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước là một trong những ngày đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là ngày toàn dân Việt Nam được tự do bầu cử, ứng cử để chọn ra những cán bộ, những người lãnh đạo tài giỏi, có tâm có đức, giúp đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và vững bền.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước 25/4/1976. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ