Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông. Tuy nhiên Tết Đoan Ngọ diễn ra vào thời gian nào, có nguồn gốc ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

  • Tết Đoan Ngọ hay còn được biết đến với tên gọi Tết Đoan Dương, là ngày Tết gắn liền với ngành nông nghiệp được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Theo phiên âm Hán Việt: "Đoan" là khởi đầu, mở đầu ngày mới, "Ngọ" là canh Ngọ, khoảng thời gian giữa trưa. Vì vậy Tết Đoan Ngọ diễn ra vào sáng sớm cho đến 13 giờ trưa.
  • Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết giết sâu bọ hay ngày lễ giết sâu bọ bởi có gắn liền với truyền thuyết ông lão Đôi Truân giúp người nông dân xua đuổi sâu bọ phá hoại mùa màng. Ngày Tết Đoan Ngọ không chỉ là ngày Tết của Việt Nam mà còn là ngày lễ quan trọng của các nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên và Đài Loan.

1.1 - Nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ

  • Hiện nay có rất nhiều thông tin, ý kiến trái chiều xoay quanh nguồn gốc xuất hiện ngày Tết Đoan Ngọ. Mỗi quốc gia đều có sự tích ngày Tết Đoan Ngọ gắn liền với truyền thống văn hóa của đất nước. Có tài liệu ghi lại rằng, xưa kia mỗi khi người nông dân được mùa màng bội thu, thóc gạo đầy sân, nhà nhà người người đều phấn khởi ăn mừng một năm ấm no, hạnh phúc. Vào một năm nọ, đám sâu bọ kéo đến ăn hết hoa màu, phá hoại mùa màng khiến ai nấy đều buồn rầu, lo lắng. Đúng lúc đó có ông lão tên Đôi Truân đi ngang qua bày cho dân chúng cách cúng lễ bao gồm mâm bánh tro và mâm hoa quả chua. Mọi người đều làm theo lời chỉ dạy của ông, điều kỳ diệu đã xảy ra, ngay lập tức đám sâu bọ đã lăn ra chết.
  • Hôm ấy vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Kể từ đó, nhân dân lấy ngày này làm ngày cúng Tết Đoan Ngọ, mỗi gia đình Việt trong ngày mùng 5 tháng 5 đều lập bàn thờ cúng với hi vọng một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

1.2 - Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

  • Tết Đoan Ngọ là ngày lễ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với mỗi người dân đất Việt. Đây là phong tục tập quán truyền thống và nét đẹp văn hóa tín ngưỡng từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam với hi vọng giệt trừ sâu bọ, bảo vệ mùa màng, giúp người nông dân luôn được ấm no, sung túc, cả năm được thuận lợi, bình an và gặp nhiều may mắn.
  • Ngoài ra, đây là thời điểm dễ phát sinh bệnh tật, những căn bệnh truyền nhiễm. Tất cả mọi gia đình Việt đều cúng Tết Đoan Ngọ với mong muốn giải trừ bệnh tật, hạn chế vận hạn, giúp mọi thành viên trong nhà luôn mạnh khỏe, bình an, vô bệnh vô tật, hướng đến tương lai tốt đẹp và tươi sáng.
  • Ngày Tết Đoan Ngọ còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy, quây quần bên bữa cơm ấm cúng, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống của quê hương, đất nước, cùng trò chuyện, sẻ chia những câu chuyện buồn vui và đem mọi người đến gần nhau hơn.

2 - Cúng Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

2.1 - Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

  • Rượu nếp, cơm rượu, bánh tro
  • Thịt gà, thịt vit, thịt ngan
  • Trái cây có vị chua như mận, vải, đào...
  • Xôi, chè
  • Hoa tươi
  • Tiền vàng mã, hương thơm

2.2 - Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung

  • Rượu nếp, cơm rượu
  • Thịt vịt
  • Xôi các màu, chè kê
  • Hoa quả
  • Tiền, vàng, hương

2.3 - Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam

  • Rượu nếp, cơm rượu
  • Bánh ú
  • Chè trôi nước
  • Xôi ngũ vị
  • Hoa quả
  • Tiền vàng mã, hương thơm

3 - Khám phá ngày Tết Đoan Ngọ ở các quốc gia

3.1 - Việt Nam

  • Ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam còn được gọi là Tết giết sâu bọ. Một trong những điều đặc biệt trong ngày mùng 5 tháng 5 tại Việt Nam là phong tục ăn hoa quả chua và ăn rượu nếp khi vừa ngủ dậy bởi quan niệm đây là lúc có thể giệt trừ hết những vi khuẩn đang sinh sôi trong cơ thể, giải trừ bệnh tật. 
  • Sau đó, toàn gia cùng chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên, thần linh và thiên địa với hi vọng được các ngài chở che, phù hộ độ trì, cầu cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, mùa màng bội thu, dân nhân no ấm.

3.2 - Trung Quốc

  • Tết Đoan Ngọ của Trung Quốc còn được gọi là Tết Trùng Ngũ. Ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc diễn ra vô cùng sôi động với nhiều hoạt động truyền thống như đua thuyền rồng, làm túi thơm, thả đèn lồng và cùng nhua trẩy hội.

3.3 - Nhật Bản

  • Trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản, trước cửa mỗi nhà, trên khắp các phố phường đều treo đèn cá chép hay được trang trí bởi những chiếc cờ cá chép rực rỡ sắc màu. Cá chép ở Nhật là biểu tượng của sự may mắn, cát lành, người dân nơi đây hi vọng cả năm được thuận lợi, suôn sẻ và gặp nhiều may mắn. Món ăn truyền thống của Nhật Bản trong ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch đó là bánh Mochi được làm từ gạo nếp.

3.4 - Hàn Quốc

  • Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc được biết đến với tên Dano, được tổ chức vô cùng trang trọng, hoành tráng. Vào dịp Tết Đoan Ngọ, mọi người cùng trở vêf bên gia đình để ăn bữa cơm đoàn viên, cùng nhau mặc trang phục truyền thống của đất nước tham gia lễ hội và hòa mình vào không khí náo nhiệt của những tiết mục văn hóa truyền thống.

4 - Những món ăn truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ

4.1 - Trái cây 

  • Một trong những món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ là trái cây theo mùa. Tết Đoan Ngọ rơi vào mùa hạ là mùa đa dạng về trái cây, hoa quả. Trên mâm lễ cúng gia tiên, thần linh mâm ngủ quả là thiết yếu nhất. Tại miền Bắc thường ăn những loại trái cây có vị chua như xoài, vải, mận... Còn ở miền Nam chủ yếu là xoài, chôm chôm, dưa hấu, vải...

4.2 - Bánh tro (bánh ú)

  • Bánh tro hay còn được gọi là bánh ú, bánh gio, bánh âm là loại bánh được làm từ gạo được ngâm trong nước tro. Bánh có màu nâu vàng, dẻo dai, thơm mát được ăn cùng mật mía và là món ăn truyền thống gắn liền với văn hóa người Việt.

4.3 - Thịt vịt

  • Trong ngày Tết Đoan Ngọ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam đều ăn thịt vịt, bởi loài vịt gắn liền với nền nông nghiệp và là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ gia đình Việt với các món kho, quay, luộc.

4.4 - Cơm rượu nếp

  • Cơm rượu là món ăn gần gũi, quen thuộc đối với mỗi vùng quê Việt Nam. Cơm rượu được làm từ gạo nếp ủ trong men rượu vô cùng công phu, khi ăn vị dai dẻo của nếp hòa quyện cùng vị ngọt thơm của men rượu tạo nên hương vị khó cưỡng, chắc hẳn không thể nào quên khi được thưởng thức món ăn đặc biệt này.

4.5 - Các món chè, xôi 

  • Trong mâm cúng gia tiên, thần linh không thể thiếu các món chè xôi. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà mỗi gia đình cúng loại chè khác nhau. Tại miền Bắc chủ yếu nấu chè đậu xanh, chè sen, chè đậu đen ngọt mát. Miền Trung nổi tiếng với món chè kê và miền Nam là món chè trôi quen thuộc.

5 - Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ

5.1 - Cúng gia tiên, thần linh

  • Trong ngày Tết Đoan Ngọ mọi gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên, thần linh để bày tỏ lòng thành kính biết ơn, đồng thời cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thóc gạo đầy sân, nhà nhà hạnh phúc, ấm no.

5.2 - Tắm lá và xông hơi

  • Một số địa phương sẽ có tục lệ đi hái lá mùi già, xương rồng, sả, bạch đàn, dâu tằm về tắm, vừa xua đuổi yêu ma, giải trừ tà khí và ngăn ngừa bệnh tật. Một số ngư dân còn ra biển vào giờ Ngọ để tắm với hi vọng một năm bình an và gặp nhiều may mắn.

5.3 - Làm cơm rượu nếp

  • Một trong những món ăn đặc sắc, quen thuộc trong ngày Tết Đoan Ngọ là món cơm rượu nếp. Trước đó 3, 4 ngày người dân chuẩn bị nấu cơm nếp trắng, sau đó ủ trong men rượu trong vòng 3 ngày sẽ tạo nên món ăn thơm ngon, dẻo dai và hấp dẫn. 

5.4 - Cúng cầu an

  • Ngày Tết Đoan Ngọ là ngày dương thịnh âm suy vì vậy nhiều gia đình thường tiến hành lễ cúng cầu an hi vọng cả năm được bình an, mạnh khỏe, đắc tài đắc lộc và vạn sự hanh thông. 

5.5 - Trồng cây xương rồng

  • Xương rồng là loài có gai, có thể sống tốt được ở bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, đồng thời được cho là loài cây có thể trừ ta đuổi yêu, vì vậy đúng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, nhiều hộ gia đình đi mua cây xương rồng về trồng trước nhà để trấn trạch, đuổi yêu.

6 - Một số lưu ý trong ngày Tết Đoan Ngọ

Ông bà ta vẫn thường có câu: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", trong ngày Tết Đoan Ngọ nên lưu ý những điều sau đây để luôn được thuận lợi, suôn sẻ và may mắn, cũng như hạn chế, phòng tránh được mọi điều xui xẻo, rủi ro và tai ương khó lường.

  • Cúng Tết Đoan Ngọ nên tiến hành vào thời gian từ sáng đến trước 1 giờ trưa ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.
  • Không nên làm rơi mất tiền trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi nhu vậy sẽ khiến tài lộc, vận may suy giảm.
  • Không nên đến những nơi âm u, nhiều tà khí.
  • Tránh làm rơi vỡ đồ đạc, vật phẩm cúng lễ.
  • Trong ngày Tết Đoan Ngọ nên xếp gọn gàng giày dép, bởi quan niệm từ xa xưa cho rằng sẽ khiến tình duyên lận đận.
  • Tránh cãi vã, gây gổ và xảy ra mâu thuẫn trong ngày Tết Đoan Ngọ.
  • Kiêng soi gương vào lúc nửa đêm để tránh việc dẫn dụ tà khí, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần.
  • Tránh nói những lời xui xẻo, rủi ro.

7 - Kết luận

  • Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ cổ truyền đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng và gắn liền với nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam các các quốc gia Á Đông. Đây là dịp để cảm tạ trời đất, bày tỏ lòng thành kính biết ơn đến gia tiên, thần linh đã che chở, phù hộ độ trì, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Tết Đoan Ngọ. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ