Tết Dương Lịch

Tết Dương Lịch là ngày lễ trọng đại của nhiều quốc gia trên thế giới, đánh dấu năm cũ đã qua, mở ra một năm mới với nhiều niềm vui và hi vọng mới. Tuy nhiên Tết Dương lịch diễn ra vào ngày nào, có nguồn gốc ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Tết Dương Lịch là gì, diễn ra vào thời gian nào?

  • Tết Dương Lịch còn được biết đến với tên gọi Tết Tây hay Tết Quốc Tế, là một trong những ngày lễ đặc biệt và qua trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là ngày khép lại năm cũ, tạm biệt những điều không may mắn, chào đón một năm mới với nhiều niềm vui và hi vọng mới.

  • Tết Dương Lịch là ngày đầu tiên của năm mới, diễn ra vào ngày mùng 1 tháng 1 dương lịch, đây có lẽ là thời khắc thiêng liêng và ý nghĩa nhất trong một năm. Hầu hết các quốc gia, học sinh, sinh viên và người lao động đều được nghỉ trong ngày Tết Dương Lịch để tổ chức tiệc ăn mừng, cùng nhau đón chào năm mới. 

2 - Nguồn gốc ngày Tết Dương Lịch

  • Tết Dương Lịch xuất hiện từ những năm 2000 trước Công Nguyên. Cho đến năm 153 trước Công Nguyên, tại Đế Quốc La Mã mới chính thức tổ chức ngày Tết Dương Lịch vào ngày mùng 1 tháng 1 dương lịch và coi đây là ngày đầu tiên của năm mới với nhiều nghi thức trang trọng và thiêng liêng. Trong những năm về trước, Tết Dương Lịch diễn ra vào ngày 25/3, bởi đây là điểm xuân phân, là lúc mùa màng tốt tươi, tiết trời tươi mát, tâm trạng con người cũng phần nào dễ chịu, thoải mái. 

  • Dần dần, nhiều quốc gia cũng đã lấy ngày mùng 1 tháng 1 dương lịch hàng năm trở thành ngày lễ đầu tiên của năm mới, bởi số 1 là con số bắt đầu, ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Vào thời khắc chuẩn bị bước sang ngày mùng 1 tháng 1 dương lịch, tất cả mọi người cùng bên nhau chào đón năm mới, dành cho nhau những lời chúc hay và những món qùa ý nghĩa.

3 - Ý nghĩa ngày Tết Dương Lịch

Tết Dương Lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm. Vì vậy chứa đựng rất nhiều cảm xúc, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với toàn nhân loại.

3.1 - Khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới

  • Tết Dương Lịch đánh dấu năm cũ đã qua đi, khép lại những nỗi buồn, những thất bại, những điều không may mắn trong năm cũ, chào đón năm mới bằng sự hân hoan, với những niềm vui và hi vọng mới, cùng hướng về một tương lai tốt đẹp và tươi sáng.

3.2 - Ngày lễ lớn của nhiều quốc gia

  • Tết Dương Lịch là ngày lễ lớn của toàn nhân loại với những nghi lễ trang trọng, hoành tráng. Bởi đây được coi là ngày Tết Quốc Tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho học sinh, người lao động nghỉ vào ngày này để cùng gia đình chào đón những khoảnh khắc tươi đẹp của năm mới. Cùng nhau đón những màn pháo hoa đặc sắc, nâng ly rượu chúc mừng, cùng nhau hòa mình vào không khí vui tươi, náo nhiệt của gia đình, đất nước.

3.3 - Chào đón mọi điều may mắn, tốt đẹp

  • Tết Dương Lịch chính thức bước sang năm mới với những niềm vui, hi vọng và khát khao rực cháy về những điều may mắn, tốt đẹp. Bởi bất cứ ai, bất kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn năm mới là khởi sắc mới, cuộc sống sẽ luôn chứa chan hạnh phúc, tươi vui, công việc thuận lợi, công thành danh toại và vạn sự hanh thông.

3.4 - Dịp quây quần bên gia đình thân yêu

  • Vào dịp Tết Dương Lịch, mỗi người con xa quê cùng trở về bên gia đình, quê hương. Cùng mọi người chào đón năm mới vui tươi và đầy ý nghĩa bên bữa cơm gia đình ấm áp, sum vầy.

3.5 - Lan tỏa yêu thương

  • Ngày Tết Dương Lịch có lẽ là ngày đặc biệt nhất của một năm, là dịp để mọi người thể hiện tình yêu thương đối với nhau bằng những lời chúc hay những món qùa ý nghĩa. Khi gặp nhau, mọi người đều chào nhau bằng câu "Happy New Year", đây không chỉ đơn thuần là một lời chúc mà còn ẩn chứa những niềm vui, lan tỏa yêu thương, hạnh phúc đến mọi người xung quanh.

4 - Tết Dương Lịch ở Việt Nam

  • Tết Dương Lịch ở Việt Nam được hình thành từ những năm thời kỳ thực dân Pháp chiếm đánh nước ta. Từ đó, ngày Tết Dương Lịch đã trở thành một ngày quốc lễ của đất nước Việt Nam.
  • Vào ngày Tết Dương Lịch, tất cả học sinh, sinh viên người lao động sẽ được nghỉ học, nghỉ làm để trở về quê hương hay cùng nhau có những chuyến đi chơi, đi du lịch bên bạn bè, gia đình, người thân. Thông thường ngày Tết Dương Lịch ở Việt Nam sẽ được nghỉ 1 ngày là ngày mùng 1 tháng 1, còn nếu Tết Dương Lịch rơi vào thứ 7, chủ nhật thì sẽ được nghỉ bù vào ngày thứ 2. 

  • Ngày Tết Dương Lịch là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới với nhiều hi vọng, dự định mới, ai ai cũng đều năm mới sẽ thuận lợi, suôn sẻ và gặp nhiều may mắn. Vào lúc 0h00, tại một số quảng trường, thành phố sẽ có những màn bắn pháo hoa hay những chương trình văn nghệ, ca múa nhạc để đón chào năm mới.

5 - Phong tục độc đáo trong ngày Tết Dương Lịch ở các quốc gia

5.1 - Nước Anh

  • Vào thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, tất cả mọi người cùng nhau đến quảng trường Trafalagar và Piccadilly Circus để chờ tiếng chuông của Tháo đồng hồ Big Ben cất lên với hi vọng năm mới sẽ luôn được bình an, may mắn và thành công.

5.2 - Italia

  • Trong thời khắc giao thừa, các thành viên trong gia đình quây quần bên phòng khách để ăn bánh, tổ chức tiệc tùng. Và vào ngày mùng 1 tháng 1, người dân nơi đây sẽ nhảy xuống sông Tiber để gột rửa vận xui, cũng như hấp thu tinh túy của đất trời, cầu mong một năm suôn sẻ và thành công.

5.3 - Nước Đức

  • Tết Dương Lịch tại Đức kéo dài 1 tuần với nhiều chương trình, lễ hội đặc sắc. Điều đặc biệt, vào thời khắc giao thừa, tất cả mọi người sẽ ném một vật nặng ra phía sau với hi vọng những điều không may mắn sẽ được vứt bỏ.

5.4 - Tây Ban Nha

  • Tại Tây Ban Nha quan niệm, nếu thời khắc giao thừa ăn nho thì cả năm sẽ được may mắn, có được cuộc sống ngọt ngào, suôn sẻ và thành công. 

5.5 - Scotland

  • Trước lúc giao thừa sắp tới, mọi gia đình sẽ rải một ít tiền vàng ở trước cửa nhà. Để đến ngày Tết Dương Lịch, khi mở cửa ra ngoài sẽ thấy tiền vàng đầu tiên. Điều này tượng trưng cho một năm sung túc, dư giả và giàu có.

5.6 - Bulgari

  • Tại Bulgari, mọi gia đình sẽ giấu tiền vàng trong chiếc bánh kem, nếu ai ăn được miếng bánh có đồng tiền vàng sẽ có được một năm mới may mắn, thành công và đạt được mọi nguyện ước.

5.7 - Hoa Kỳ

  • Một trong những lễ hội thú vị nhất tại Hoa Kỳ đó là cuộc thi ăn củ cải và đậu mắt đen. Nếu ăn được hết 1 củ cải sẽ được 1000 đô là và đậu mắt đen sẽ được 100 cent trên 1 hạt đậu. Đây là trò chơi khá hấp dẫn, thu hút được mọi lứa tuổi từ trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi.

5.8 - Đan Mạch

  • Điều đặc biệt nhất tại Đan Mạch vào ngày Tết Dương Lịch là phong tục ném bát đĩa vào nhà nhau với quan niệm càng có nhiều bát đĩa vỡ thì năm đó càng may mắn và sung túc. 

5.9 - Hy Lạp

  • Trước cửa mỗi hộ gia đình vào ngày Tết Dương Lịch sẽ là một bó hành tây được giấu đồng xu trong củ hành tây bất kỳ, nếu ai chọn được củ hành tây có đồng xu cả năm sẽ được may mắn. Hành tây tại Hy Lạp đại diện cho sự may mắn, bình an, cũng như là vậy trừ yêu đuổi tà, tránh được sự quấy nhiễu của yêu ma.

5.10 - Nhật Bản

  • Vào ngày Tết Dương Lịch, người dân sẽ xuống phố phường để rung chuông với hi vọng giải trừ mọi tội lỗi trong quá khứ, bước sang năm mới là một con người mới, nhân cách mới toàn diện và tốt đẹp hơn.

6 - Nên làm gì vào ngày Tết Dương Lịch?

6.1 - Đi du lịch

  • Sau một năm làm việc vất vả, mệt nhọc, Tết Dương Lịch sẽ là thời gian để mọi người thư giãn, nghỉ ngơi hay cùng người thân, bạn bè tận hưởng những chuyến du lịch, những chuyến đi thú vị và ý nghĩa. Đây không chỉ là dịp để khám phá, tìm hiểu những vùng đất mới mà còn để gắn kết mọi người lại gần nhau hơn.

6.2 - Tổ chức tiệc tùng, ăn uống

  • Ngày Tết Dương Lịch là dịp để gặp gỡ, tụ họp bạn bè, người thân và các thành viên trong gia đình, vì vậy tổ chức tiệc tùng cũng là một ý tưởng hấp dẫn. Mọi người có thể cùng nhau gặp gỡ, hàn huyên, tâm sự, ôn lại những kỉ niệm đẹp, cũng như cùng nhau tiến tới một năm mới với nhiều hi vọng và thành công.

6.3 - Đi mua sắm

  • Sau bao ngày làm việc vất vả, thì đây là dịp để mọi người giải tỏa mọi căng thẳng bằng việc đi mua sắm, lựa chọn những món đồ yêu thích. Đặc biệt vào dịp Tết Dương Lịch, các trung tâm thương mại sẽ có những ưu đãi khá hấp dẫn. 

6.4 - Đi chơi cùng con

  • Con cái là báu vật vô giá, là tài sản qúy nhất của cha mẹ. Trong những ngày thường, có thể vì bận công việc mà cha mẹ không có nhiều thời gian dành cho con cái. Vì vậy đây sẽ là cơ hội để cha mẹ quan tâm đến con cái của mình bằng việc đưa con đi chơi, khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống để có thể gắn kết tình cảm gia đình, để bé con cảm nhận được tình yêu thương.

7 - Những điều kiêng kỵ trong Tết Dương Lịch

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", trong ngày Tết Dương Lịch mỗi người nên lưu ý những điều sau đây để luôn gặp may mắn, thuận lợi, cũng như phòng tránh, hạn chế được những điều xui xẻo, rủi ro và tai ương khó lường.

7.1 - Kiêng cắt tóc, móng tay, móng chân

  • Tóc, móng tay, móng chân là biểu tượng của sức khỏe, việc cắt móng tay, cắt tóc không khác gì giảm bớt tuổi thọ, sức khỏe và may mắn.

7.2 - Kiêng nhặt tiền bạc rơi trên đường

  • Những tờ tiền lẻ được rải ngoài đường có thể là những tờ tiền nhằm mua chuộc ma quỷ, xua đuổi vận hạn. Nếu nhặt phải những tờ tiền này có thể sẽ khiến bản thân gặp phải những điều xui xẻo, rủi ro, đồng thời dễ bị ma quỷ đeo bám.

7.3 - Không nên ăn những món ăn đem lại vận xui

  • Trong ngày Tết Dương Lịch, tuyệt đối không nên ăn các món từ vịt, dê, chó, mèo, trứng vịt lộn, bởi đây là ngày đầu tiên của năm mới, việc ăn những món đó sẽ khiến phước lộc suy giảm, mọi việc sẽ không thể diễn ra theo ý muốn.

7.4 - Không nên vay, mượn tiền bạc

  • Vào ngày này việc vay mượn tiền bạc được cho là điều tối kỵ. Bởi sẽ khiến kinh tế, tài lộc giảm sút, việc làm ăn đổ vỡ, thất bại.

7.5 - Kiêng soi gương, chải đầu vào ban đêm

  • Ban đêm là thời gian âm khí nặng, việc soi gương vào ban đêm sẽ khiến bạn có thể nhìn được những điều đáng sợ, ảnh hưởng đến tâm trạng, tinh thần và sức khỏe.

7.6 - Tránh nói những điều xui xẻo, rủi ro

  • Trong thời khắc năm mới, tuyệt đối không nên nói những điều đen đủi, xui xẻo sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng của mọi người xung quanh, thậm chí khiến mọi người luôn lo lắng, bất an.

7.7 - Kiêng làm rơi vỡ đồ đạc

  • Việc rơi vỡ đồ đạc tượng trưng cho sự đổ vỡ, chia ly, những thất bại, khó khăn trong công việc, tình duyên, cuộc sống, tiền tài và sức khỏe.

7.8 - Kiêng cho lửa và nước

  • Nước và lửa là đại diện của may mắn và cát lành, việc cho nước và lửa chẳng khác gì cho đi tài lộc, vận may của bản thân và gia đình.

7.9 - Không nên quét nhà, dọn rác

  • Nhiều nơi cho rằng, việc quét nhà trong năm mới sẽ khiền tài lộc tiêu tan, vận may giảm sút.

7.10 - Không nên khóc lóc, buồn bã

  • Ngày Tết Dương Lịch là ngày quan trọng nhât trong năm, vì vậy không nên buồn rầu, khóc lóc bởi sẽ khiến cả năm không được suôn sẻ, thường xuyên phải đối mặt với những thất bại và rủi ro.

8 - Những lời chúc hay và ý nghĩa ngày Tết Dương Lịch

  • Năm mới, kính chúc gia đình an khang thịnh vượng, có được một năm suôn sẻ, thuận lợi và vạn sự như ý.
  • Happy New Year, kính chúc gia đình năm mới mạnh khỏe, phát tài phát lộc, vạn sự hanh thông.
  • Nhân dịp năm cũ vừa qua, năm mới đã đến, xin kính chúc mọi người bình an, khỏe mạnh, giàu sang phú quý, vô tật vô bệnh và thuận buồm xuôi gió.
  • Năm mới, chúc tất cả mọi người luôn vui vẻ, mạnh khỏe và luôn được hạnh phúc.
  • Chúc mừng năm mới, mọi niềm vui, may mắn sẽ đến với tất cả mọi người.

9 - Kết luận

  • Tết Dương Lịch là một trong những ngày lễ lớn của thế giới, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và thiêng liêng. Đây là dịp để mọi người có thể quây quần bên nhau, sum họp cùng nhau bên bữa cơm gia đình ấm áp, hạnh phúc, trao gửi nhau những lời chúc tốt lành, lan tỏa tình yêu thương đến tất cả bạn bè và những người thân yêu.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Tết Dương Lịch. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ