Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và các nước Á Đông. Đây là dịp con cháu quây quần, đoàn viên bên gia đình sau bao tháng ngày học tập và làm việc ở phương xa. Tuy nhiên Tết Nguyên Đán có nguồn gốc thế nào, ý nghĩa ra sao, diễn ra vào ngày nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Tết Nguyên Đán là gì?

  • Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.

  • Theo phiên âm Hán Việt: "Tết" có nghĩa là "Tiết", "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu, "Đán" là buổi sáng sớm. Vì vậy Tết Nguyên Đán chính là ngày đầu tiên của năm mới.

2 - Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

  • Có rất nhiều thông tin và ý kiến trái chiều liên quan đến sự xuất hiện của ngày Tết Nguyên Đán. Nhiều tài liệu ghi chép rằng Tết Nguyên Đán được bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại, cụ thể hơn là vào thời 1000 năm Bắc thuộc, dần dần ngày lễ này được du nhập vào Việt Nam được nước ta đón nhận và trở thành một ngày lễ lớn của dân tộc.

  • Theo truyền thuyết "Bánh chưng bánh giày", từ thời vua Hùng nhân dân đã gói bánh chưng, bánh giày để cúng Tết Nguyên Đán, có nghĩa phong tục này diễn ra từ trước 1000 năm Bắc Thuộc. Vì vậy Tết Nguyên Đán là ngày lễ được bắt nguồn từ Việt Nam.

3 - Tết Nguyên Đán diễn ra vào thời gian nào?

  • Tết Nguyên Đán diễn ra từ ngày đầu tiên của năm mới được tính theo âm lịch, có nghĩa sẽ bắt đầu từ ngày mùng 1 và kết thúc vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Theo quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của năm âm lịch, sau khi Tết Dương Lịch kết thúc khoảng 1 hay 2 tháng sẽ diễn ra Tết Nguyên Đán. Vì vậy Tết Nguyên Đán thường rơi vào từ cuối tháng 1 dương lịch cho đến giữa tháng 2 dương lịch.

  • Mặc dù Tết Nguyên Đán chính thức bắt đầu từ ngày mùng 1 đầu năm mới, tuy nhiên người lao động, học sinh, sinh viên cả nước sẽ được nghỉ Tết từ ngày 27, 28 đến hết ngày mùng 5 âm lịch. Lý do để nghỉ Tết Nguyên Đán trước vài ngày như vậy để những người làm ăn, những người lao động, các học sinh xa quê có thể sắp xếp thời gian hợp lý trở về quê hương hay có thể phụ giúp gia đình dọn nhà, sắm sửa vật dụng chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên Đán diễn ra thật suôn sẻ, thuận lợi.
  • Các công ty, doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể đều lấy ngày mùng 6 âm lịch hàng năm là ngày đầu tiên xuất hành công việc với nhiều niềm vui, hi vọng và sức sống mới. Tết Nguyên Đán sẽ là dịp để mọi người được nghỉ ngơi, thư giãn, những người con xa quê được trở về bên mái ấm gia đình.

4 - Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc, chứa đựng những nét đặc trưng riêng biệt và những ý nghĩa to lớn đối với đời sống tinh thần và tâm linh.

4.1 - Tết Nguyên Đán là sự giao thoa của đất trời

  • Đây là thời điểm tiết trời xuân trong lành, ấm áp, thể hiện được sự kết nối giữa âm - dương, thiên nhiên - đất trời, con người - thần linh. Tết Nguyên Đán là khởi đầu của một năm mới, có ý nghĩa rất lớn đối với ngành nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và ngư nghiệp, mong một năm 4 mùa mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, trời yên biển lặng.

4.2 - Tết Nguyên Đán là ngày may mắn đối với con người

  • Năm mới bắt nguồn cho một khởi đầu mới, khép lại mọi điều đen đủi trong năm cũ, mở ra một năm mới nhiều niềm vui, nhiều hi vọng và khởi sắc mới, đánh dấu thời khắc quan trọng của một năm, đón chào những điều may mắn, tốt đẹp của năm mới. 

4.3 - Tết Nguyên Đán là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn viên

  • Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, để những người con xa quê khép lại cuộc sống bộn bề, lo toan ở thế giới bên ngoài, quay trở về quây quần, sum họp bên gia đình. Cùng nhau hàn huyên, đoàn tụ bên bếp lửa hồng gói bánh chưng xanh, ôn lại những kỉ niệm đẹp, cùng nhau tâm sự, trút mọi muộn phiền.
  • Đây còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến công lao dưỡng dục, sinh thành của ông bà, cha mẹ bằng những món quà ý nghĩa, chứa chan yêu thương.

4.4 - Tết Nguyên Đán là dịp bày tỏ lòng thành kính với các vị thần linh

  • Theo phong tục của dân tộc Việt Nam và các nước phương Đông, vào dịp Tết Nguyên Đán, người người nhà nhà cùng nhau sắm sửa hương hoa lễ vật, mâm cơm thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên và các vị thần linh để cúi tạ năm qua đã phù hộ độ trì, che chở cho con cháu toàn gia được bình an, mạnh khỏe.

4.5 - Tết Nguyên Đán là ngày sinh nhật của mọi người

  • Nhiều nơi cho rằng đến ngày Tết Nguyên Đán mỗi người chính thức bước sang tuổi mới. Vì vậy tất cả mọi người đều gửi đến nhau những lời chúc thêm tuổi mới thêm may mắn và hạnh phúc.

5 - Những phong tục tập quán của người Việt Nam trong ngày Tết Nguyên Đán

Trong ngày Tết Nguyên Đán tại Việt Nam có rất nhiều phong tục tập quán vô cùng ý nghĩa và đặc sắc.

5.1 - Cúng ông Công, ông Táo

  • Thông thường vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình đều sắm sửa hương hoa lễ vật, cá chép, quần áo Táo Quân để tiễn ông Táo về trời, báo cáo tình hình hạ giới trong một năm qua.

5.2 - Gói bánh chưng, bánh tét

  • Chắc hẳn đây sẽ là phong tục được khá nhiều người chờ đợi nhất trong một năm. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau gói bánh chưng, bánh tét để thắp hương ông bà gia tiên, đồng thời đây cũng là một món quà Tết đầy ý nghĩa và chứa chan tình yêu thương. Việc gói bánh chưng, bánh tét còn giúp tình cảm gia đình càng thêm khăng khít, gắn bó.

5.3 - Lau dọn, sửa sang nhà cửa

  • Trước khi Tết Nguyên Đán diễn ra, tất cả gia đình Việt Nam đều dọn dẹp, trang trí nhà cửa sạch sẽ, đẹp đẽ để chào đón năm mới, xua đi những điều đen đủi, xui xẻo trong năm cũ. Ngoài ra, nhà cửa sạch sẽ còn giúp chiêu tài đón lộc, gia tăng cát khí.

5.4 - Bày mâm ngũ quả

  • Việc sửa soạn, bày mâm ngũ quả lên bàn thờ là việc làm vô cùng quan trọng và thiêng liêng. Tùy theo văn hóa vùng miền mà mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên tất cả đều thể hiện được lòng thành của gia chủ đối với thần linh và tổ tiên, cầu mong một năm mới được bình an và gặp nhiều may mắn.

5.5 - Tảo mộ

  • Vào những ngày cuối năm con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm phần mộ của ông bà, tổ tiên và những người thân đã mất để dọn dẹp phần mộ, báo cáo thần linh. Đây là việc làm vô cùng thiêng liêng, không chỉ bày tỏ lòng thành kính biết ơn của con cháu đối với những người thân đã mất mà còn thể hiện được truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

5.6 - Cúng tất niên

  • Trong ngày 30 Tết, mọi gia đình đều sắm sửa hương hoa lễ vật, làm mâm cơm thịnh soạn để mời ông bà tổ tiên cùng về ăn tết với gia đình, báo cáo khép lại năm cũ, bắt đầu cho một năm mới an khang thịnh vượng.

5.7 - Xông đất, xông nhà

  • Việc chọn người xông đất xông nhà vô cùng quan trọng, được tất cả các gia đình Việt Nam chọn lựa vô cùng kỹ lưỡng. Người đầu tiên bước vào đất, nhà trong thời khắc chuyển sang năm mới được gọi là người xông đất. Người được nhờ xông đất cần đảm bảo các tiêu chí nhanh nhẹn, cởi mở, hoạt bát, có tuổi tác cung mệnh hợp gia chủ và hợp lưu niên.

5.8 - Chúc tết, mừng tuổi

  • Sau khi cùng nhau chào đón thời khắc giao thừa, tất cả mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, ý nghĩa, hi vọng năm mới may mắn hạnh phúc. Sau đó con cháu sẽ mừng tuổi ông bà, chúc ông bà mạnh khỏe, bình an, người lớn lì xì cho trẻ em chúc các bé hay ăn chóng lớn, chăm ngoan học giỏi.

5.9 - Đốt pháo hoa

  • Chắc hẳn một trong những điều thú vị được chào đón nhất trong năm mới là màn đốt pháo hoa. Ông bà ta vẫn có câu: "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". Đây là thời điểm người dân cùng nhau chờ đón những màn trình diễn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời đêm trong khoảng khắc giao thừa bước sang năm mới, hi vọng năm mới luôn được may mắn, tươi sáng và bình an.

5.10 - Dựng cây nêu

  • Hiện nay, một số địa phương vẫn còn phong tục dựng cây nêu ngày Tết nhằm xua đuổi ma qủy, xua tan những điều xui xẻo của năm cũ, chào đón năm mới tốt đẹp, an khang thịng vượng. Đồng thời thể hiện được ý chí, tinh thần của con người Việt Nam, dù trải qua gian nan, vất vả vẫn luôn ngẩng cao đầu, vươn cao như ngọn nêu trong gió.

6 - Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán

Trong ngày Tết Nguyên Đán cũng có rất nhiều điều kiêng kỵ, không nên thực hiện để có được một năm mới suôn sẻ, thuận lợi và thành công.

  • Không nên quét nhà, thu dọn nhà cửa, đổ rác vào ngày mùng 1 Tết, bởi quan niệm cho rằng sẽ tiêu tán tài lộc, đổ hết vận may của gia đình ra ngoài.
  • Không cho người khác lửa, nước vào ngày đầu năm.
  • Tránh làm rơi vỡ đồ đạc, đồ dùng trong nhà.
  • Kiêng làm hỏng hóc, rơi vỡ vật phẩm cúng lễ, dâng lên tổ tiên, thần linh.
  • Không vay mượn tiền, đổi tiền, trả nợ vào ngày mùng 1 Tết.
  • Tránh cãi vã, xích mích, mâu thuẫn vào ngày Tết.
  • Kiêng mặc quần áo màu đen, màu trắng trong ngày mùng 1 Tết.
  • Không nên ăn mực, thịt chó vào những ngày đầu năm, bởi cho rằng đây là những món ăn đem lại đen đủi, xui xẻo.
  • Người có tang không nên đi chúc Tết.
  • Tránh nói những lời xui xẻo, rủi ro khiến ai nấy đều cảm thấy lo lắng, bất an.
  • Tránh làm mất tiền, vật dụng có giá trị trong dịp Tết.
  • Kiêng cắt tóc, gội đầu ngày mùng 1 Tết.

7 - Những món quà ý nghĩa trong ngày Tết Nguyên Đán

Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, con cháu sẽ gửi gắm những tình cảm, lòng kính trọng biết ơn đến ông bà, cha mẹ, người thân, bạn bè bằng những món quà Tết ý nghĩa như:

  • Mứt tết, bánh kẹo, bánh chưng, bánh tét và những món ăn đặc sản của quê hương.
  • Tặng quần áo mới cho ông bà, các con, các cháu.
  • Tặng hoa đào, hoa mai những loài hoa có ý nghĩa, đem lại may mắn.
  • Tặng câu đối đỏ, rượu bia.
  • Tặng trà ngon, rượu ngon, thuốc bổ cho người thân, ông bà, cha mẹ.
  • Tặng bộ ấm trà, bát đĩa cho gia đình.
  • Tặng gạo mới, nếp mới hi vọng một năm no đủ, sung túc.

8 - Các nước phương Đông đón Tết Nguyên Đán ra sao?

Tết Nguyên Đán được cho là ngày hội lớn của nhiều quốc gia châu Á. Mỗi đất nước đều chào đón ngày Tết Nguyên Đán với những phong tục tập quán riêng biệt và mang đậm nét đẹp văn hóa của mỗi quốc gia.

8.1 - Hàn Quốc

  • Tết Nguyên Đán tại Hàn Quốc diễn ra trong vòng 3 ngày, đây cũng là dịp để con cháu thể hiện sự biết ơn, tình yêu đối với ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. Vào ngày Tết, tất cả các thành viên trong gia đình đều mặc trang phục truyền thống Hanbok để đi chúc tết và mọi người cũng mừng tuổi cho nhau giống với Việt Nam.
  • Các món ăn truyền thống trong ngày Tết của Hàn Quốc là bánh xếp, bánh gạo, súp bánh bao, sườn bò, mì thủy tinh. Đồng thời mọi người cũng tổ chức những trò chơi dân gian như que gỗ và thả diều.

8.2 - Trung Quốc

  • Trung Quốc cũng có một số phong tục giống với Việt Nam đó là cúng giao thừa và cùng nhau chào đón thời khắc giao thừa. Một số món ăn truyền thống của Trung Quốc trong ngày tết đó là bánh bao, bánh kếp, mì, há cảo. Sau khi khoảnh khắc giao thừa qua đi, tất cả thành viên trong gia đình tặng lì xì đỏ cho nhau và chúc nhau những lời chúc ý nghĩa.

8.3 - Việt Nam

  • Tết Nguyên Đán là một ngày lễ vô cùng quan trọng và thiêng liêng, vì vậy dù ở đâu trên mọi miền Tổ quốc cũng đều trở về quây quần, sum họp bên gia đình thân yêu. Những món ăn truyền thống trong ngày tết không thể thiếu bánh chưng, bánh tét, giò chả, hành muối, củ kiệu, mứt tết...
  • Vào những ngày đầu xuân năm mới, người dân Việt Nam sẽ mặc áo dài truyền thống để đi chúc tết, đi lễ chùa đầu năm hay đi du xuân.

8.4 - Singapore

  • Tại Singapore chủ yếu là người gốc Hoa vì vậy Tết Nguyên Đán tại đây vô cùng quan trọng. Món ăn truyền thống của Singapore trong ngày Tết là món bánh nếp, bánh dứa và salad cá sống. Trong những ngày đầu tiên của năm mới, trẻ em sẽ nhận được lì xì từ những người thân yêu, sau đó đại gia đình sẽ cùng nhau đi lễ chùa, du xuân.
  • Đồng thời, một trong những nghi lễ đặc sắc nhất tại Singapore trong dịp Tết là lễ hội River Hongbao và diễu hành Chingay. Tất cả mọi gia đình sẽ đổ ra đường, hòa chung vào không khí tưng bừng, vui tươi trong những ngày đầu năm.

8.5 - Malaysia

  • Tết Nguyên Đán tại Malaysia người lao động được nghỉ 15 ngày, đây là khoảng thời gian mọi người được thư giãn, nghỉ ngơi và đoàn tụ cùng gia đình. Món ăn truyền thống của nơi đây là salad và bánh nếp. Đặc biệt, trong ngày đầu năm mọi người sẽ tặng nhau lì xì và quả cam, bởi đây là biểu tượng của may mắn, cát lành.

8.6 - Đài Loan

  • Tết Nguyên Đán ở Đài Loan cũng giống với những quốc gia khác, đây là dịp để mọi người trở về quây quần, sum họp cùng gia đình và cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống của dân tộc, quê hương trong đó có bánh nếp và bánh dứa.
  • Tại đây, mọi gia đình đều quan niệm rằng bữa cơm đầu tiên của năm mới nên để lại ít thức ăn thừa, bởi tượng trưng cho một năm mới dư giả, no đủ và sung túc.

8.7 - Philippines

  • Trong thời khắc giao thừa, tất cả mọi thành viên trong gia đình tại Philippines đều nhảy lên cao, bởi trẻ em hi vọng sẽ cao lớn hơn và người lớn cầu mong một năm thành công và phát triển hơn trong công việc, cuộc sống. 
  • Những món ăn truyền thống trong dịp Tết của Philippines là bánh ngọt Biko, bánh gạo bibingka, bánh nếp nian gao và đặc biệt là mì trường thọ với hi vọng một năm mạnh khỏe, bình an và thành công.

9 - Lời chúc Tết Nguyên Đán hay nhất

Sau đây Licham.Online sẽ cung cấp tới quý độc giả những câu chúc tết hay và ý nghĩa nhất.

  • Cung chúc Tân xuân, chúc đại gia đình một năm mới bình an, mạnh khỏe, phát tài phát lộc và an khang thịnh vượng.
  • Chúc mọi người năm mới vui vẻ, vạn sự cát tường, tiền vào như nước, làm đâu thắng đó và hạnh phúc vô biên.
  • Chúc mừng năm mới, chúc đại gia đình năm mới vui vẻ, mạnh khỏe, làm ăn gấp năm gấp mười năm ngoái.
  • Năm cũ đã qua, năm mới lại đến, chúc mọi người luôn được bình an, may mắn và hạnh phúc.
  • Chúc mừng năm mới, chúc mọi người năm mới cát lành, giàu sang phú quý, an khang thịnh vượng, tài lộc đầy nhà, con đàn cháu đống.
  • Nhân dịp đầu xuân năm mới, chúc bạn và gia đình năm mới vui vẻ, an khang thịnh vượng, tiền vào như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như Cafe phin.

10 - Kết luận

  • Tết Nguyên Đán là một ngày lễ truyền thống quan trọng và đặc biệt của dân tộc Việt Nam ta. Đây là dịp mỗi người con xa quê cùng trở về quê hương, cùng đoàn tụ với gia đình bên bữa cơm ấm áp, chan chứa yêu thương. Đây là thời khắc chính thức khép lại năm cũ, xua tan đi những điều xui xẻo của năm cũ, cùng nhau chào đón một năm mới tràn đầy hi vọng, tươi mới và sức sống mới.

Qua bài viết trên phần nào đã gíup quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Tết Nguyên Đán. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ