Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một trong những ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là ngày nào, có lịch sử ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

  • Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một trong những ngày có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng đối với toàn dân tộc Việt Nam, diễn ra vào ngày 6/1/1946 đánh dấu bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc trong những năm kháng chiến. Khẳng định được những đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.

  • Hàng năm vào ngày 6/1 dương lịch, toàn Đảng toàn dân cùng nhiệt liệt chào mừng, hưởng ứng lễ kỷ niệm ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội với không khí náo nhiệt và nhộn nhịp, cho thấy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của nhân dân cả nước.

2 - Bối cảnh lịch sử

  • Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lúc này điều cần thiết nhất của Chính phủ lâm thời đó là chờ đến ngày bầu cử Quốc hội để có được những người lãnh đạo, chỉ huy ưu tú nhằm thực hiện công tác nội trị, ngoại giao, phát triển quân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội.
  • Ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi việc tổ chức cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra những cán bộ ưu tú. Tất cả công dân cả nước trên 18 tuổi đều được quyền tham gia bầu cử, ứng cử, không phân biệt giàu nghèo, giai cấp nghề nghiệp, trừ những người không có đủ nhận thức. Trong 2 tháng từ tháng 9 đến tháng 10/1945, Chính phủ lâm thời khẩn trương thành lập Ủy ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử đồng thời đưa ra những quy định và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra thành công, tốt đẹp.
  • Trong thời gian đất nước đang đấu tranh với thù trong, giặc ngoài, cuộc Tổng tuyển cử có tầm quan trọng vô cùng to lớn, không chỉ là cuộc vận động chính trị mà còn là phong trào đấu tranh, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên, cùng đoàn kết một lòng để đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước. Đồng thời còn thể hiện được sự bình đẳng, tự do, dân chủ của quy chế Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

  • Thời gian dự kiến diễn ra cuộc Tổng tuyển cử ban đầu được xác định tổ chức vào ngày 23/12/1945, tuy nhiên do sự không đồng tình của Việt Quốc, Việt Cách đã khiến cuộc Tổng tuyển cử buộc tạm gác lại. Thông qua sự đàm phán thành công cả Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh chính thức ký kết "Biện pháp đoàn kết" và thống nhất tổ chức cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 6/1/1946.
  • Những ngày sau đó, Đài tiếng nói Việt Nam cùng các lực lượng tuyên truyền thông tin đã thông báo tới toàn thể nhân dân địa phương ở các làng, xã để nhân dân chủ động, tự tin tham gia ứng cử hoặc bầu cử. Việc bầu chọn cán bộ thông qua việc bỏ phiết sẽ được niêm yết và công bố công khai. Nhân dân cả nước cùng tham gia tranh luận, biểu quyết để chọn ra những cán bộ ưu tú nhất.
  • Ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu và nhấn mạnh ngày 6/1 là một ngày tuyệt vời nhất của đồng bào cả nước, là ngày đầu tiên của lịch sử Việt Nam với chính sách dân chủ, công bằng và văn minh.

3 - Diễn biến và kết quả

  • Sáng ngày 6/1/1946, nhân dân cả nước cùng nô nức, phấn khởi tham gia cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại Hà Nội có tới hơn 91% cử tri tham gia bầu cử, kể cả những vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vẫn còn chiến tranh cũng tham gia ứng cử và bầu cử để hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần lớn vào công cuộc lựa chọn cán bộ ưu tú, lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành lại độc lập tự do. Lực lượng Trị an và dân quân tự vệ đã kiên quyết chống lại quân Tưởng và những kẻ phản động để bảo vệ hòm phiếu. Sau khi cuộc bầu cử kết thúc đã có 6 ứng cử viên trúng cử Đại biểu Quốc hội trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có số phiếu cao nhất.
  • Mặc dù đất nước vẫn còn đang loạn lạc, luôn phải đối mặt với thù trong giặc ngoài, tuy nhiên buổi Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra hết sức thành công tốt đẹp. Thậm chí nhiều địa phương bỏ qua sự nguy hiểm của tiếng bom, tiếng súng, không ngại hi sinh thân mình để đi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

  • Thống kê trên khắp cả nước, có tới hơn 89% công dân tham gia bỏ phiếu, đây là thành công lớn nhất của cuộc Tổng tuyển cử khi nhận được sự đồng tình của toàn thể nhân dân. Cả nước đã chọn được 333 đại biểu bao gồm giai cấp công nhân, chiến sĩ cách mạng và nhân dân tại các địa phương. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta đánh dấu những bước tiến vượt bậc của đất nước, con người Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, bình đẳng, tất cả mọi người đều được hưởng quyền và chế độ như nhau, không phân biệt giai cấp, chủng tộc, tôn giáo.

4 - Ý nghĩa lịch sử cuộc Tổng tuyển cử

  • Cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên cho thấy những chuyển biến tích cực của dân tộc Việt Nam trong những năm kháng chiến. Quốc hội Việt Nam ra đời khẳng định được vai trò, nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng toàn dân, đồng thời gắn kết tình cảm, tình đoàn kết của nhân dân cả nước. Tại đây bao gồm tất cả những đại biểu ưu tú nhất của đất nước hội tụ mọi giai cấp, giới tính, tầng lớp xã hội, là niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
  • Thành công của cuộc Tổng tuyển cử là mốc son huy hoàng của lịch sử dân tộc, đánh dấu những bước tiến vượt bậc của đất nước ta khi có Quốc hội, Chính phủ, Hiến pháp và Pháp luật, đất nước ta giờ đây đã trở thành Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp pháp, dân chủ và thống nhất. Hơn nữa, cuộc Tổng tuyển cử cho thấy sự công bằng, tôn trọng nhân dân trong việc bầu cử, chọn lựa ra những cán bộ ưu tú, có tài có đức, góp phần lớn vào công cuộc giữ gìn, bảo vệ, xây dựng và đổi mới đất nước.

  • Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là ngày có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và sâu sắc đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết một lòng của toàn Đảng toàn dân. Nhờ tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, quyết tâm đánh đuổi quân thù, không màng khó khăn, nguy hiểm, vượt qua mọi rào cản, thử thách để giành lại chủ quyền dân tộc, bảo vệ độc lập tự do.
  • Đồng thời còn cho thấy niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, sự trung thành với Đảng và Nhà nước, luôn nhắc nhở toàn dân sống và làm việc theo chủ trương của Đảng, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuyên truyền, giáo dục thế hệ mai sau cần học tập, noi theo tấm gương của những thế hệ đi trước, không ngừng nỗ lực, cố gắng để xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, vững bền để không phụ lòng những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, giành lại độc lập tự do, để chúng ta cho được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và ấm no.

5 - Kết luận

  • Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một trong những ngày đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là ngày toàn dân Việt Nam được tự do bầu cử, ứng cử để chọn ra những cán bộ, những người lãnh đạo tài giỏi, có tâm có đức, giúp đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và vững bền.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cảm ơn qúy độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ