Việt Nam gia nhập WTO

Việt Nam gia nhập WTO được coi là một trong những sự kiện khá đặc biệt và quan trọng, đánh dấu những bước tiến vượt bậc trong nền kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên Việt Nam gia nhập WTO vào thời gian nào, có thuận lợi và khó khăn gì thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Tổ chức WTO là gì?

  • WTO hay còn được gọi là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization), là tổ chức quốc tế có trụ sở tại Geneve, Thụy Sĩ ra đời vào ngày 1/1/1995 nhằm thiết lập, phát triển nền kinh tế thương mại thế giới dựa trên những quy tắc thương mại của các quốc gia thành viên. 

1.1 - Vai trò, trách nhiệm của WTO

  • Đẩy mạnh công tác phát triển kinh tế dựa trên những Hiệp định và những cam kết của các nước thành viên dựa trên quy tắc của WTO.
  • Thường xuyên mở những cuộc họp, hội nghị, diễn đàn để các quốc gia thành viên có thể ký kết những Hiệp định và cam kết mới mang lại lợi ích cho nền kinh tế thế giới.
  • Đảm bảo quyền lợi của các nước thành viên, tránh tình trạng xảy ra xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia.
  • Tăng cường kiểm tra những chính sách thương mại của các quốc gia thành viên WTO.

1.2 - Cơ cấu tổ chức WTO

  • Hội nghị Bộ trưởng gồm Bộ trưởng thương mại của các quốc gia thành viên, đề cập, bàn bạc, giải quyết những vấn đề cấp bách của WTO.
  • Đại hội đồng gồm đại diện thương mại của các quốc gia thành viên nhằm đẩy mạnh vai trò, nhiệm vụ của WTO.
  • Các Hội đồng Thương mại ra đời nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho Đại hội đồng.
  • Ban Thư ký gồm Tổng Giám đốc WTO, 3 Phó Tổng Giám đốc cùng các cán bộ.

1.3 - Qúa trình thông qua quyết định tại WTO

  • Trong việc đưa ra những quyết định, giải pháp mới, nếu tất cả các quốc gia thành viên đều bỏ phiếu tán thành thì quy định, quyết định đó được chấp nhận. 
  • Những quy tắc, quy định, điều khoản của WTO đều dựa trên tinh thần tự nguyện, là bản cam kết giữa các quốc gia thành viên.

2 - Việt Nam gia nhập WTO vào thời gian nào?

  • Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại WTO, đồng thời bắt đầu thực hiện những nguyên tắc của WTO và những cam kết đã đề cập. Đây là cột mốc đánh dấu những bước tiến mới trong nền kinh tế, thương mại của Việt Nam.

  • Năm 2006, Việt Nam đã chính thức được chấp nhận yêu cầu gia nhập WTO sau bao năm gửi đơn và chờ phê duyệt. Để đáp lại những yêu cầu, thách thức của tổ chức WTO, Việt Nam đã không ngừng cố gắng, nỗ lực để phát triển kinh tế trong nước và quốc tế. Sau khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã vạch ra nhiều chính sách, kế hoạch để có thể đổi mới, phát triển kinh tế, đồng thời có thể theo kịp các quốc gia thành viên và giữ đúng lời hứa, cam kết đối với WTO.

3 - Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?

  • Vào hồi 15 giờ ngày 11/1/2007, tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ đã chính thức công bố Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Chủ tịch Đại hội đồng WTO là đại sứ Eirik Glenne, cùng Vụ trưởng Arif Hussain và các cán bộ cấp cao của WTO đã nhiệt liệt đón mừng Đại sứ Ngô Quang Xuân cùng các nhà ngoại giao Việt Nam trong buổi công bố thành viên mới của WTO.

  • Bên ngoài cổng là dòng chữ "Chào mừng Việt Nam thành viên thứ 150 của WTO", đây được cho là nghi thức chúc mừng đặc biệt nhất từ trước tới nay. 

4 - Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam

  • Từ năm 1995, Việt Nam đã gửi đơn tới WTO để xin được gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới. Trong suốt hơn 10 năm nỗ lực, cố gắng để có thể đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của WTO cũng như các quốc gia thành viên đến tháng 11/2006, yêu cầu của Việt Nam được chấp thuận và lễ ký kết được diễn ra vào ngày 7/11/2006 tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ.
  • Ngay sau đó, Quốc hội Việt Nam chính thức phê duyệt những cam kết và thỏa thuận của Việt Nam trước WTO, đồng thời soạn bản Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam tới trụ sở WTO. 

  • Ngày 11/12/2006, Việt Nam đã thông báo đến Ban thư ký WTO rằng Việt Nam đã hoàn tất mọi thủ tục phê chuẩn Nghị định thư. Vào ngày 11/1/2007 Đại hội đồng và Phó Tổng Giám đốc WTO đã chính thức công bố Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. 

5 - Những thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO

5.1 - Các thuận lợi khi Việt Nam gia nhập WTO

  • Trong công cuộc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế đã nhận được sự hưởng ứng, tán thành từ toàn thể nhân dân, chính quyền các cấp. Điều này khẳng định được sự quyết tâm, ý chí, nghị lực của Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước.
  • Sau hơn 2 thập kỷ nỗ lực, cố gắng trong việc phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, giáo dục, văn hóa xã hội, nền kinh tế Việt Nam dần có chỗ đứng và bước tiến lớn trong thị trường khu vực và quốc tế. Đất nước Việt Nam mặc dù là một đất nước còn khá khó khăn, nghèo nàn sau bao cuộc chiến tranh khốc liệt, bị phá hủy hoàn toàn cơ sở vật chất, tuy nhiên nhờ sự đoàn kết một lòng, sự cố gắng không ngừng nghỉ đã giúp Việt Nam ngày càng phát triển và thành công.
  • Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược, có thể thể hiện được mọi tiềm năng để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư quốc tế. Đồng thời ngành khoa học - công nghệ liên tục tăng trưởng, giúp nước ta dễ dàng trao đổi, phát triển các mối quan hệ song phương, đa phương với các quốc gia khu vực và trên thế giới.
  • Hơn nữa, Việt Nam được xem là một đất nước giàu tài nguyên, khoáng sản, góp phần lớn vào việc trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế. Đồng thời với mật độ dân số đông đồng nghĩa với thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng tăng trưởng vượt bậc, đây là một trong những thuận lợi lớn của Việt Nam khi gia nhập WTO.

5.2 - Khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO

  • Khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, vẫn còn khá lạc hậu và khó khăn bởi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, người dân chưa có nhiều kiến thức trong việc phát triển kinh tế, chủ yếu vẫn kinh doanh nhỏ lẻ theo hộ gia đình. 
  • Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của Việt Nam có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, giám sát. Đây là một trong những thách thức lớn để Việt Nam có thể cạnh tranh được với những doanh nghiệp quốc tế có quy mô lớn hơn.
  • Đồng thời giai đoạn này Việt Nam vẫn chưa thể tập trung vào an toàn xã hội, cơ chế kinh doanh còn khá phức tạp, điều này khó có thể nhận được sự đầu tư từ quốc tế bởi các doanh nghiệp vẫn còn dè chừng, băn khoăn.
  • Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc cam kết những chính sách, điều khoản của WTO và các nước thành viên trong việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ khiến chi phí sản xuất buộc phải tăng lên, như vậy tỷ lệ cung - cầu và việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp cũng phần nào bị ảnh hưởng.

6 - Kết luận

  • Việt Nam gia nhập WTO là một trong những sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng và sâu sắc. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam có thể phát triển kinh tế, xã hội, có thể nhận được nhiều nguồn đầu tư hơn, đẩy mạnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đồng thời giúp Việt Nam thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu, dần trở thành một trong những quốc gia phát triển, có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ