Việt Nam trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc

Việt Nam trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc 20/9/1977 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại và thiêng liêng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc vào thời gian nào, có vai trò ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Liên Hiệp Quốc

  • Liên Hiệp Quốc hay còn được biết đến với tên gọi Liên Hợp Quốc (United Nations), là tổ chức liên chính phủ có vai trò giữ gìn hòa bình thế giới, thúc đẩy hợp tác, hữu nghị giữa các nước thành viên, hướng tới thế giới bình đằng, hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh thế giới lần 2, Liên Hiệp Quốc ra đời nhằm ngăn chặn những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc bao gồm 196 quốc gia thành viên.

  • Năm 1945 tổ chức Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình. Kể từ khi ra đời, cho đến năm 1960, Liên Hiệp Quốc đã giúp 80 quốc gia giành được độc lập, tự do, hướng đến mục tiêu xây dựng một thế giới hòa bình, không chiến tranh.

2 - Việt Nam trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc vào thời gian nào?

  • Ngày 20/9/1977, Việt Nam trở thành thành viên mới của Liên Hợp Quốc và ký kết những thỏa thuận về công tác giữ gìn hòa bình thế giới và ngăn chặn chiến tranh. Trong những năm gia nhập Liên Hiệp Quốc, Việt Nam vẫn luôn duy trì, giữ gìn hòa bình, an ninh trật tự, đồng thời đưa ra những chính sách, chủ trương để xây dựng và đổi mói đất nước, củng cố quan hệ hợp tác song phương, đa phương, đồng thời khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam trên thế giới. 
  • Ngoài ra, Việt Nam còn là một trong những quốc gia có nhiều thành tích và cống hiến trong tổ chức Liên Hiệp Quốc khi luôn tôn trọng những quy định, nghị quyết, luật pháp quốc tế, ủng hộ thế giới hòa bình, phản đối chiến tranh, đảm bảo quyền dân chủ.

  • Trong suốt những năm gia nhập Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nhận được khá nhiều lời khen ngợi từ các quốc gia thành viên trong việc thực hiện tốt những mục tiêu và chủ trương của Liên Hiệp Quốc trong việc phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh và văn hóa. Từ đó, Việt Nam đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên Hiệp Quốc.

3 - Hành trình gia nhập Liên Hiệp Quốc của Việt Nam

  • Ngày 14/1/1946, sau khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên lúc ấy Việt Nam vẫn là một quốc gia nhỏ bé, không đủ đáp ứng mọi điều kiện của Liên Hiệp Quốc nên yêu cầu gia nhập đều bị bác bỏ. 
  • Kể từ đó, Việt Nam vẫn luôn cố gắng, nỗ lực trong việc hợp tác hữu nghị, tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương và hợp tác quốc tế với hi vọng có thể gia nhập Liên Hiệp Quốc trong khoảng thời gian gần nhất, bởi nếu trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc thì có nghĩa sẽ nhanh chóng trở thành quốc gia độc lập, tự do. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt tâm huyết vào mục tiêu này, đồng thời đã gửi thư cho Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cùng các quốc gia thành viên với hi vọng hãy công nhận nền độc lập của Việt Nam và đồng ý đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của Việt Nam.

  • Chiến thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đại diện cho Việt Nam đã tới New York để đệ đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và đồng tình của nhiều quốc gia thành viên, tuy nhiên phía Mỹ vẫn tiếp tục bác bỏ yêu cầu của Việt Nam.
  • Tháng 1/1977, tân Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã chấp nhận đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của Việt Nam. Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Đây là một trong những dấu mốc quan trọng nhất của Việt Nam trong hành trình xây dựng và đổi mới đất nước.

4 - Việt Nam và Liên Hiệp Quốc hợp tác trong lĩnh vực nào?

Trong suốt hơn 4 thập kỷ gia nhập Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã khẳng định được vị thế và vai trò của mình trên trường quốc tế, đồng thời có những hợp tác lớn hướng đến việc đôi bên cùng có lợi.

  • Thời kỳ 1977-1986: Giai đoạn đầu trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của các quốc gia thành viên trong việc hàn gắn vết thương sau chiến tranh, phục hồi kinh tế, ý tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
  • Thời kỳ 1986-1996: Nhiệm vụ chính của Việt Nam trong giai đoạn này là tập trung vào việc phát triển kinh tế, xã hội đi theo hướng mới nhằm thúc đẩy sự phát triển về mọi lĩnh vực. Giai đoạn 1980, Liên Hiệp Quốc đã viện trợ tới 60% chi phí giúp Việt Nam phục hồi, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Thời kỳ 1997-2011: Đây là giai đoạn Liên Hiệp Quốc chú trọng đến việc hỗ trợ cho các quốc gia thành viên việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao kinh tế, chất lượng đời sống, cải cách quản lý trong mọi lĩnh vực. Điển hình là giai đoạn 2001-2005, Liên Hiệp Quốc đã tăng cường công cuộc cải cách, xóa đói giảm nghèo, giúp các quốc gia cùng nhau phát triển. Đồng thời hỗ trợ nhiệt tình về kinh tế, doanh nghiệp, chính trị, luật pháp, ngân hàng, tiền tê, chiến dịch phòng chống các căn bệnh nguy hiểm...
  • Thời kỳ 2012-2016: Trong giai đoạn này, Liên Hiệp Quốc cùng Việt Nam phối hợp triển khai những hạng mục, chính sách mới nhằm phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt luôn chú trọng vào chất lượng tăng trưởng, bảo trợ xã hội, củng cố vị thế và nâng cao quản lý. Đồng thời Việt Nam cũng là một quốc gia thành viên luôn tôn trọng những quy định của Liên Hiệp Quốc và tích cực tham gia những hoạt động nhằm giữ gìn nền hòa bình thế giới, phòng chống chiến tranh.
  • Từ 2017 đến nay: Trong giai đoạn nay, Việt Nam cùng Liên Hiệp Quốc luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thông qua các lĩnh vực: Tăng cường đầu tư vào con người, thích ứng với khí hậu môi trường, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị, giữ gìn hòa bình và quản lý đất nước.

5 - Ý nghĩa việc Việt Nam khi gia nhập Liên Hiệp Quốc

  • Việc gia nhập Liên Hiệp Quốc là một trong những bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, thúc đẩy việc củng cố an ninh-chính trị, văn hóa-xã hội và kinh tế quốc gia. Mục tiêu hướng tới của Việt Nam và các quốc gia thành viên đó là hòa bình, hữu nghị, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, qua đó giúp các mối quan hệ giữa cac quốc gia ngày càng gắn bó và khăng khít.
  • Trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc là con đường đúng đắn và sáng suốt nhất của Việt Nam trong những năm qua. Từ đó cho thấy những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vô cùng đúng đắn, sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh, khẳng định được vị thế và chỗ đứng trên thế giới.

  • Trong những năm qua Việt Nam luôn làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình, nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, cho thấy Việt Nam là một thành viên tích cực và gương mẫu. Có lẽ việc gia nhập Liên Hiệp Quốc đã mở ra kỷ nguyên mới cho Việt Nam, giúp Việt Nam ngày càng phát triển, thành công và vững mạnh, đồng thời cùng các quốc gia thành viên hướng tới một thế giới hòa bình, độc lập, tự do, không chiến tranh.

6 - Kết luận

  • Ngày Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Đánh dấu những bước tiến vượt bậc, sự phát triển toàn diện của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và hợp tác quốc tế.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về việc Việt Nam trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ